Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Rắn Mối Làm Giàu

Nuôi Rắn Mối Làm Giàu
Ngày đăng: 15/02/2013

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

Trang trại rắn

Năm hết, Tết đến, mọi người đang hối hả đón xuân thì ở trang trại của chị Kiều Hoa lại tất bật vì những đơn hàng rắn mối cuối năm. Một mình chị Hoa cáng đáng mọi việc vì các con chị đang làm việc ở xa. May là rắn mối dễ nuôi, thức ăn lại đơn giản nên chị đỡ vất vả. Chị Hoa cho biết: “Cuối năm 2010, Võ Tuấn Hải - con trai tôi đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh - đưa tôi tới nhà một người bạn ở Bạc Liêu, gần đó có trang trại nuôi rắn mối. Sau khi được “mục sở thị”, hai mẹ con trở về và quyết định đầu tư...”.

Đầu tiên, Hải thuê đất và đầu tư nuôi rắn mối tại tỉnh Bình Dương. Bạn bè cho Hải là gàn, bỗng dưng đi nuôi bầy rắn mối chẳng biết tiêu thụ thế nào. Song song với trang trại tại Bình Dương, tận dụng đất vườn nhà tại xã Diên Phú, Hải tiếp tục đầu tư cơ sở 2, phát triển quy mô hai nơi lên hàng ngàn con.

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

Bầy rắn nhanh chóng tăng đàn, chỉ một thời gian ngắn đã lên tới 25.000 con, trong đó cơ sở 1: 15.000 con. Chị Hoa cho biết, nuôi rắn mối rất dễ, chúng rất hiền và gần như không bệnh tật gì. Thức ăn hàng ngày của rắn rất đơn giản, chủ yếu là cơm nguội và cá tạp chặt khúc, đặc biệt rắn mối rất thích ăn mối sống. Rắn mối cái đẻ rất nhanh, hai năm 5 lứa, mỗi lứa 14 - 15 con. “Rắn mẹ đẻ ra cái bọc rồi bỏ đi, đàn con ủi rách bọc, ùa ra ngoài, bé xíu, chừng 3 - 5cm nhưng chạy rất nhanh. Nếu không cẩn thận, con đực có thể ăn rắn mối con. Ta đưa chúng vào thau, bỏ vào miếng bông gòn tẩm ướt để rắn con uống. 1 - 2 ngày tuổi thì cho ăn dế con, 10 ngày cho ăn thức ăn như con lớn...” - chị Hoa cho biết. Rắn mối đực, cái rất dễ phân biệt: con đực có sọc màu đỏ, chạy dài hai bên hông; con cái mỏ vàng, không có sọc và nhỏ hơn. Chuồng trại nuôi rắn khá đơn giản, nửa kín, nửa hở để rắn trú nắng mưa và có thời gian phơi nắng. Vách chuồng làm bằng tôn láng để rắn không chui ra ngoài; dưới mái che đặt gạch ống làm nơi trú ngụ cho rắn...

Làm giàu nhờ rắn

Đến nay, chủ nhân của bầy rắn mối đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi rắn. Cơ sở của chị phân ra nhiều ngăn, nhiều ô, có ô dành cho rắn thịt, ô dành cho rắn sinh sản... Hàng ngày, có rất nhiều người tới tham quan, tìm hiểu. Chị Hoa cho biết, những ngày cuối năm, các đơn hàng đến dồn dập. Nhiều người biết hiệu quả của việc nuôi rắn mối nên liên tục gọi điện đặt hàng làm thị trường rắn mối càng sôi động. Hiện giá rắn mối trưởng thành 8.000 - 9.000 đồng/con (40 con/kg), rắn bố mẹ 12.000 - 13.000 đồng/con (30 con/kg). Rắn mối thịt đang có giá từ 360.000 - 500.000 đồng/kg tùy theo thời điểm và kích cỡ. Trong 1 tháng, chị Hoa bán hơn 20.000 con, có ngày bán tới 2.000 con, doanh thu hơn 20 triệu đồng/ngày... Đặc biệt, khi khách hàng đến mua rắn mối giống, chị Hoa đều gửi kèm cuốn tài liệu hướng dẫn quy trình nuôi, cách chế biến đặc sản rắn mối.

Theo Đông y, thịt rắn mối rất bổ dưỡng, trị được bệnh khò khè của trẻ em, giúp làn da phụ nữ thêm mịn màng…

Tuy bận rộn với công việc liên quan đến công nghệ thông tin nhưng hàng ngày, anh Hải không quên chăm sóc đàn rắn. Anh cho biết, thời gian tới sẽ chuyển dần đàn rắn mối ở Bình Dương về quê cho tiện việc trông coi. Theo anh Hải, hiện thị trường rắn mối đang rất “hot”. Nha Trang còn ít nhà hàng bán thịt rắn mối nhưng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh... món thịt rắn mối đang là đặc sản tại các nhà hàng, quán nhậu. Anh cho biết, thịt rắn mối rất ngọt, thơm ngon, xương mềm như sụn. Hiện các nhà hàng thường có thực đơn 8 món rắn mối là: chiên giòn, cháo, hầm sả ớt, nướng mọi, nướng chao, xào nghệ, gỏi và nướng lá cách... Cơ sở của anh Hải đang nhận thu mua lại rắn mối thịt từ những nơi trước đây anh đã cung cấp rắn giống, hiện có hơn 20 vệ tinh tại Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Thuận..., hàng ngày tiêu thụ 15 - 20kg rắn mối thịt, chưa kể số lượng tại trang trại.


Có thể bạn quan tâm

Phù Cát (Bình Định) Chuẩn Bị Thành Lập Thêm 4 Tổ, Đội Đoàn Kết Khai Thác Thủy Sản Phù Cát (Bình Định) Chuẩn Bị Thành Lập Thêm 4 Tổ, Đội Đoàn Kết Khai Thác Thủy Sản

Theo ông Tiến, trong năm 2014, xã đã lập được 2 tổ, đội đoàn kết KTTS trên biển với hơn 10 tàu cá tham gia. Các tổ, đội này hoạt động theo quy chế thống nhất được cấp trên ban hành. Đáng mừng là ngư dân tham gia các tổ, đội đoàn kết KTTS đã phối hợp với nhau khá hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cũng như hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.

13/01/2015
Nên Thả Giống Đúng Lịch Thời Vụ Nên Thả Giống Đúng Lịch Thời Vụ

Năm 2014, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt trên 8.200 ha, quảng canh cải tiến 61.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đạt trên 155.000 tấn, tăng 11,57% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững. Ðể chủ động trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, năm 2015 diện tích nuôi tôm trong tỉnh tăng trên 270.000 ha.

13/01/2015
Giá Nhiều Loại Thủy Sản Giảm Do Nguồn Cung Dồi Dào Giá Nhiều Loại Thủy Sản Giảm Do Nguồn Cung Dồi Dào

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.

13/01/2015
"Lộc Biển" Về Phổ Quang

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

13/01/2015
Đầm Dơi (Cà Mau) Khai Thác Hơn 92.000 Tấn Thủy Sản Đầm Dơi (Cà Mau) Khai Thác Hơn 92.000 Tấn Thủy Sản

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.

13/01/2015