Nuôi Rắn Mối Cải Thiện Thu Nhập

Qua một thời gian nuôi thử nghiệm, mô hình nuôi rắn mối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã mở ra cơ hội mới để người nông dân trên địa bàn tỉnh có thể đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.
Nhằm giúp người dân tiếp cận mô hình chăn nuôi mới, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình, hộ anh Trần Như Thanh tại xã Sùng Nhơn (Đức Linh, Bình Thuận) được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư con giống nuôi thử nghiệm mô hình rắn mối.
Với sự hỗ trợ 500 con rắn mối giống và 50% kinh phí để xây chuồng trại, gia đình anh Thanh đã mạnh dạn đầu tư triển khai mô hình này đầu năm 2013. Đây là mô hình mới, lại là người nuôi đầu tiên nên anh gặp không ít khó khăn. Sau một thời gian nuôi, nhờ cần mẫn chăm sóc, lứa rắn mối đầu tiên đã sinh sản khẳng định sự thành công của anh trong mô hình này.
Từ 500 con giống ban đầu đến nay số rắn mối của anh đã phát triển lên 800 con. Anh Thanh chia sẻ kinh nghiệm: Nuôi rắn mối không khó, chi phí không cao, có thể tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên như mối, dế, kiến… hay có thể cho rắn ăn cơm, cá, thịt bằm nhuyễn đều được. Rắn mối ít bị bệnh, không tốn công chăm sóc nhưng có loại bệnh thường gặp đó là bệnh khô da.
Rắn mối bị bệnh này rất dễ chết, do vậy người nuôi cần cho rắn uống thuốc phòng ngừa. Rắn mối nuôi chừng 4 tháng có thể xuất bán thịt, một con rắn mối mẹ có thể đẻ 1 lứa 8 - 10 con, một năm đẻ 2 - 3 lứa. Về khâu chuồng trại, rắn mối là loài leo trèo nên khi làm chuồng phải sử dụng vật liệu có bề mặt trơn như gạch men dán phía trong chuồng, ngăn không cho rắn mối bò ra ngoài. Trong chuồng có thể trồng các loại rau bí, rau lang hay bố trí gạch ống để rắn mối chui vào đẻ.
Hiện nay anh Thanh chỉ xuất bán rắn mối giống với giá 15.000 đồng/con. Nhiều nhà hàng, quán ăn đã xuống nhà anh đặt mua rắn mối thương phẩm với giá 350.000 - 400.000 đồng/kg để chế biến các món ăn và làm thuốc trị bệnh. Theo tính toán, với số lượng rắn mối anh Thanh nuôi hiện nay, sau khi trừ chi phí dự kiến một năm anh lãi khoảng 50 - 70 triệu đồng. Thời gian tới, anh dự định xây thêm chuồng trại nhân rộng mô hình này và phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu con giống cho những nông dân nào muốn đầu tư nuôi rắn mối.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, nắng nóng tiếp tục hoành hành trên diện rộng trong một hoặc hai ngày tới. Trước đó cho đến hôm qua (3/5), nắng nóng đạt đỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 44 độ, độ ẩm giảm dưới 40% khiến cảm giác oi bức, ngột ngạt gia tăng.

Vụ hè này, nhiều hộ nông dân ở Thanh Hóa đã trúng đậm vụ hành chăm với lãi lớn. Cây hành chăm có ưu điểm dễ trồng, tiết kiệm nước, củ hành chăm bé bằng hạt nhãn màu trắng, rất thơm nên dễ bán.

Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hơn 4 triệu “dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” bởi cả tỉnh thiếu lương thực trầm trọng. Ruộng đồng manh mún, cộng với khí hậu thời tiết khắc nghiệt khiến người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn. Từ trong khốn khó ấy, vụ hè thu ra đời đã trở thành cứu tinh cho cả xứ Nghệ

Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử