Nuôi Rắn Mối Cải Thiện Thu Nhập

Qua một thời gian nuôi thử nghiệm, mô hình nuôi rắn mối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã mở ra cơ hội mới để người nông dân trên địa bàn tỉnh có thể đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.
Nhằm giúp người dân tiếp cận mô hình chăn nuôi mới, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình, hộ anh Trần Như Thanh tại xã Sùng Nhơn (Đức Linh, Bình Thuận) được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư con giống nuôi thử nghiệm mô hình rắn mối.
Với sự hỗ trợ 500 con rắn mối giống và 50% kinh phí để xây chuồng trại, gia đình anh Thanh đã mạnh dạn đầu tư triển khai mô hình này đầu năm 2013. Đây là mô hình mới, lại là người nuôi đầu tiên nên anh gặp không ít khó khăn. Sau một thời gian nuôi, nhờ cần mẫn chăm sóc, lứa rắn mối đầu tiên đã sinh sản khẳng định sự thành công của anh trong mô hình này.
Từ 500 con giống ban đầu đến nay số rắn mối của anh đã phát triển lên 800 con. Anh Thanh chia sẻ kinh nghiệm: Nuôi rắn mối không khó, chi phí không cao, có thể tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên như mối, dế, kiến… hay có thể cho rắn ăn cơm, cá, thịt bằm nhuyễn đều được. Rắn mối ít bị bệnh, không tốn công chăm sóc nhưng có loại bệnh thường gặp đó là bệnh khô da.
Rắn mối bị bệnh này rất dễ chết, do vậy người nuôi cần cho rắn uống thuốc phòng ngừa. Rắn mối nuôi chừng 4 tháng có thể xuất bán thịt, một con rắn mối mẹ có thể đẻ 1 lứa 8 - 10 con, một năm đẻ 2 - 3 lứa. Về khâu chuồng trại, rắn mối là loài leo trèo nên khi làm chuồng phải sử dụng vật liệu có bề mặt trơn như gạch men dán phía trong chuồng, ngăn không cho rắn mối bò ra ngoài. Trong chuồng có thể trồng các loại rau bí, rau lang hay bố trí gạch ống để rắn mối chui vào đẻ.
Hiện nay anh Thanh chỉ xuất bán rắn mối giống với giá 15.000 đồng/con. Nhiều nhà hàng, quán ăn đã xuống nhà anh đặt mua rắn mối thương phẩm với giá 350.000 - 400.000 đồng/kg để chế biến các món ăn và làm thuốc trị bệnh. Theo tính toán, với số lượng rắn mối anh Thanh nuôi hiện nay, sau khi trừ chi phí dự kiến một năm anh lãi khoảng 50 - 70 triệu đồng. Thời gian tới, anh dự định xây thêm chuồng trại nhân rộng mô hình này và phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu con giống cho những nông dân nào muốn đầu tư nuôi rắn mối.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, giá hồ tiêu những ngày gần đây trên thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dao động ở mức 146.000 - 150.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng 9/2013.

Có lẽ, tết này đối với đồng bào Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lak (Dak Lak) niềm vui được nhân đôi khi giá ca cao lên gần 50.000 đồng/kg. Cây ca cao bén duyên trên vùng đất này được xem như “cú hích” thúc đẩy trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công nhận lúa BG6 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang sản xuất, chọn tạo là giống cây trồng nông nghiệp mới, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc và duyên hải nam Trung bộ.

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.