Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Rắn Mối Cải Thiện Thu Nhập

Nuôi Rắn Mối Cải Thiện Thu Nhập
Ngày đăng: 10/08/2013

Qua một thời gian nuôi thử nghiệm, mô hình nuôi rắn mối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã mở ra cơ hội mới để người nông dân trên địa bàn tỉnh có thể đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.

Nhằm giúp người dân tiếp cận mô hình chăn nuôi mới, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình, hộ anh Trần Như Thanh tại xã Sùng Nhơn (Đức Linh, Bình Thuận) được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư con giống nuôi thử nghiệm mô hình rắn mối.

Với sự hỗ trợ 500 con rắn mối giống và 50% kinh phí để xây chuồng trại, gia đình anh Thanh đã mạnh dạn đầu tư triển khai mô hình này đầu năm 2013. Đây là mô hình mới, lại là người nuôi đầu tiên nên anh gặp không ít khó khăn. Sau một thời gian nuôi, nhờ cần mẫn chăm sóc, lứa rắn mối đầu tiên đã sinh sản khẳng định sự thành công của anh trong mô hình này.

Từ 500 con giống ban đầu đến nay số rắn mối của anh đã phát triển lên 800 con. Anh Thanh chia sẻ kinh nghiệm: Nuôi rắn mối không khó, chi phí không cao, có thể tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên như mối, dế, kiến… hay có thể cho rắn ăn cơm, cá, thịt bằm nhuyễn đều được. Rắn mối ít bị bệnh, không tốn công chăm sóc nhưng có loại bệnh thường gặp đó là bệnh khô da.

Rắn mối bị bệnh này rất dễ chết, do vậy người nuôi cần cho rắn uống thuốc phòng ngừa. Rắn mối nuôi chừng 4 tháng có thể xuất bán thịt, một con rắn mối mẹ có thể đẻ 1 lứa 8 - 10 con, một năm đẻ 2 - 3 lứa. Về khâu chuồng trại, rắn mối là loài leo trèo nên khi làm chuồng phải sử dụng vật liệu có bề mặt trơn như gạch men dán phía trong chuồng, ngăn không cho rắn mối bò ra ngoài. Trong chuồng có thể trồng các loại rau bí, rau lang hay bố trí gạch ống để rắn mối chui vào đẻ.

Hiện nay anh Thanh chỉ xuất bán rắn mối giống với giá 15.000 đồng/con. Nhiều nhà hàng, quán ăn đã xuống nhà anh đặt mua rắn mối thương phẩm với giá 350.000 - 400.000 đồng/kg để chế biến các món ăn và làm thuốc trị bệnh. Theo tính toán, với số lượng rắn mối anh Thanh nuôi hiện nay, sau khi trừ chi phí dự kiến một năm anh lãi khoảng 50 - 70 triệu đồng. Thời gian tới, anh dự định xây thêm chuồng trại nhân rộng mô hình này và phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu con giống cho những nông dân nào muốn đầu tư nuôi rắn mối.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đầu Tiên Ở Cồn Tàu Ở Bến Tre Người Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đầu Tiên Ở Cồn Tàu Ở Bến Tre

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.

14/05/2013
Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.

31/03/2013
Người Nuôi Tôm Nói Không Với Chất Kháng Sinh Ở Cà Mau Người Nuôi Tôm Nói Không Với Chất Kháng Sinh Ở Cà Mau

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ cuối tháng 9/2012, Nhật Bản áp dụng lại việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin (chất bảo quản thức ăn thuỷ sản) và Trifluralin đối với 100% lô tôm Việt Nam nhập khẩu.

21/05/2013
Để Hương Chè Hà Thượng Bay Xa Để Hương Chè Hà Thượng Bay Xa

Cây chè được xác định là cây mũi nhọn, nhưng trong nhiều thập niên qua vẫn chưa thực sự giúp người làm chè ở Hà Thượng giàu lên. Hơn thế, sản phẩm chè chưa an toàn khiến người thưởng trà không mặn mà, thậm chí không biết đến chè Hà Thượng. Với tâm huyết và trách nhiệm, những cán bộ của NuiPhao Mining đã góp phần đưa chè Hà Thượng từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

21/08/2013
Cấy Lúa Nhật Trồng Dưa Lê Hè Bền Vững Ở Song An Ở Thái Bình Cấy Lúa Nhật Trồng Dưa Lê Hè Bền Vững Ở Song An Ở Thái Bình

Về với Song An (Thái Bình) trong những ngày này cánh đồng trải dài bát ngát màu xanh của lúa non thời kỳ con gái, bà con nông dân đang chăm sóc lúa rất phấn khởi. Trong khi cánh đồng khác vừa mới cấy xong lúa chưa kịp bén rễ hồi xanh thì nông dân nơi đây đã bón xong phân thúc.

31/03/2013