Nuôi Rắn, Kiếm Hàng Nghìn Đô Mỗi Tháng

Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.
Vài năm trở lại đây, người dân trong và ngoài tỉnh đều biết đến mô hình nuôi rắn ri cá sinh sản trong vèo của anh Bằng. Anh Bằng tâm sự: “Khi mới lập gia đình, ngoài làm công việc nhà nước còn muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi (thứ 7, chủ nhật) để tăng thêm thu nhập gia đình.
Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh và việc chăn nuôi thất bại. Không từ bỏ quyết tâm, cuối 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.
Anh Bằng nhớ lại, ban đầu thấy bà con trong vùng đặt dớn có rắn con nên anh mua 50 con để nuôi thử nghiệm, năm đầu tiên thu nhập trên 30 triệu đồng. Thấy việc nuôi rắn có hiệu quả nên anh mở rộng mô hình.
Thất bài từ nghề nuôi thỏ, năm 2009 anh Bằng quyết định chuyển sang nuôi rắn ri voi trong vèo cước
Lựa chọn loài vật nuôi phù hợp và cách tính nhạy bén để phát triển kinh tế gia đình. Anh Bằng so sánh, nuôi rắn ri cá có lợi thế và lợi nhuận hơn rắn ri voi, chi phí đầu tư về con giống, thức ăn nhẹ hơn nhiều mà giá bán của 2 loại này chênh lệch không quá lớn.
Rắn ri voi thương phẩm bán với giá 800.000 đồng/kg, 100.000 đồng/con (rắn giống), rắn ri cá 600.000 đồng/kg, 60.000 đồng/con. Đầu tư cho 1kg rắn ri cá khoảng 190.000 - 210.000/kg, rắn ri voi 420.000 đồng/kg.
Qua tìm hiểu các nguồn thông tin và học hỏi kinh nghiệm anh quyết định đầu tư xây dựng nuôi rắn theo quy mô trang trại. Mô hình nuôi được thiết kế nuôi trong vèo lưới kết hợp với thả lục bình. Anh Bằng chia sẻ: "Nuôi rắn có nhiều cách nuôi nhưng đối với việc xây dựng nuôi vèo lưới và thả lục bình sẽ giảm chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả cao hơn. Một vèo khoảng 6 m2, mật độ thả nuôi 17 con/m2, vèo được thiết kế bên trong bằng lưới cước mịn, bên ngoài lưới cước lỗ để tránh các loài cá lớn, cua, chuột…phá lưới, bên trong thả lục bình sẽ có tác dụng lọc nước, che mát cho rắn phát triển, xung quanh rào lưới B40".
Tận dụng nguồn cá mồi để nuôi rắn, trung bình tiếu tốn khoảng 190.000 - 210.000 đồng, rắn đạt trọng lượng 1kg
Mỗi vèo cắm 6 - 8 cọc tre xung quanh để mắt lưới, ao nuôi đặt cống để nước vô ra theo thủy triều. Còn đối với những vùng nguồn nước không tốt có thể nuôi không đặt ống cống mà 10 - 15 ngày xử lí nước bằng vôi bột, muối… tạc ao và giữ nước 3 ngày sau đó tháo nước ra. Với cách nuôi này sẽ tạo ra môi trường hoang dã và hạn chế dịch bệnh.
Theo anh Bằng, rắn ri cá là loại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, kháng bệnh tốt. Nguồn thức ăn đa dạng, nhu cầu thị trường nhiều và ổn định. Nuôi rắn đẻ 1 tuần cho ăn 1 lần, rắn thịt 3 ngày cho ăn 1 lần, thức ăn từ nguồn cá tạp, cá rô phi, sặc, cá mè. Mỗi năm rắn đẻ một lần, mỗi con đẻ từ 10 - 30 rắn con. Rắn giống nuôi từ 15 - 18 tháng có thể đạt trọng lượng từ 1,1 - 1,7 kg/con.
Với giá bán rắn 80.000 - 100.000 đồng/con rắn con và 600.000 đồng/kg rắn thịt, mỗi năm anh Bằng có thu nhập khoảng 400 triệu đồng
Đối với việc nuôi rắn sinh sản, từ tháng 5 - 6 âm lịch cho rắn giao phối, thả nuôi tỉ lệ 50% rắn đực, 50% rắn cái để giao phối với nhau. Rắn bố mẹ phải có trọng lượng từ 800 - 1.300 gram trở lên mới cho sinh sản. Khi chọn rắn con để nuôi cần đồng đều, không dị tật, nhanh nhẹn.
Từ chỗ nuôi đơn lẻ 50 con rắn ban đầu anh Bằng chuyển sang nuôi bầy đàn. Hiện anh có 15 vèo nuôi với tổng số trên 1.000 con, trong đó có 400 rắn bố mẹ. Mỗi năm anh xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) trừ chi phí thu lãi trên 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh cũng thu nhập cả trăm triệu đồng từ việc bán rắn thương phẩm.v
Có thể bạn quan tâm

Những cây nho xanh đã bén rễ trên đất nhiễm phèn của vùng Thành Sơn, Ninh Thuận, mọc lên tươi tốt cho quả giòn ngọt mang hương vị đặc trưng.

Qua thực tiễn trên đồng ruộng, giống lúa SV 181 có những tính năng vượt trội như TGST ngắn ngày (87 ngày), sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, bộ lá đứng màu xanh nhạt. Bông to, xếp gié dày, nhiều hạt (160 - 180 hạt chắc/bông).

Từ xã đặc biệt khó khăn, với hơn 40% hộ nghèo. Bằng nội lực và tư duy sáng tạo của lãnh đạo địa phương, đến nay Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) không những thoát nghèo mà còn trở thành xã văn hóa nông thôn mới (NTM).

Mùa nước nổi năm nay, cư dân vùng đầu nguồn biên giới An Giang đang rơi vào nghịch cảnh hạn “bà chằn”, khiến cho nguồn lợi sản vật tôm, cá từ thiên nhiên ưu đãi trở nên khan hiếm. Người dân ngày đêm ngóng nước lũ về để kiếm sống.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong thời gian qua, các cơ quan thú y cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản nhập khẩu nhiễm bệnh gồm cá mú giống, tôm giống có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy.