Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao

Anh Lâm cho biết, thời gian đầu nuôi rắn trong chuồng lưới, bể nhưng hiệu quả chưa cao do những con rắn to, khỏe thường dành thức ăn, thậm chí ăn cả những con rắn nhỏ; nhất là trong thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ, chúng thường cắn nhau.
Qua tìm hiểu mô hình nuôi rắn hổ vện tại các địa phương khác, anh đã xây dựng chuồng gạch dạng hộc tủ. Từ 30 chuồng ban đầu, nay anh đã phát triển lên 200 chuồng.
“Nuôi rắn trong chuồng gạch ban đầu tuy tốn kém vốn hơn cách nuôi trong chuồng lưới, bể nhưng tiết kiệm được diện tích và có thể nuôi ngay trong nhà ở của mình.
Cái tiện lợi nữa là con nào bỏ ăn hay bệnh là mình nhận biết ngay, do mỗi con một hộc, không lẫn lộn với con khác, không lây bệnh và dễ dàng vệ sinh. Từ khi áp dụng cách nuôi này, tỷ lệ hao hụt giảm nhiều, tôi có lời là nhờ đó”, anh Lâm chia sẻ.
Rắn hổ vện là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng.
Thức ăn chính của rắn hổ vện là cóc, nhái... và chỉ ăn khoảng 2 - 3 lần trong 1 tuần nên chi phí thức ăn khá thấp. Sau hơn 8 tháng nuôi, rắn có cân nặng trung bình từ 800g đến 1,5kg/con.
Hiện anh Lâm có đàn rắn 250 con, trong đó có 50 con bố mẹ và 200 rắn con.
Với giá rắn thịt trên thị trường trung bình từ 200.000 - 250.000/kg hiện nay, có thời điểm gần 1 triệu đồng/kg, sau mỗi vụ (khoảng 12 tháng) anh Lâm có lãi gần 100 triệu đồng.
Ngoài ra, anh còn có thêm thu nhập từ cung cấp trứng rắn, rắn con từ 20 - 30 triệu đồng/vụ.
Đánh giá về mô hình này, ông Nguyễn Trọng Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Hòa cho biết, nuôi rắn trong hộc tủ bằng gạch là mô hình mới mang lại hiệu quả cao tại địa phương.
Nuôi rắn hổ vện không tốn nhiều diện tích, chỉ tốn vốn đầu tư ban đầu, nguồn thức ăn lại dễ tìm…
Rắn hổ vện còn là vật nuôi ít dịch bệnh, sống khỏe, mau lớn, trong vòng một năm có thể xuất bán, lại có giá trị thương phẩm cao. Đây cũng là mô hình chăn nuôi khá hấp dẫn, địa phương đang có kế hoạch để nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngay từ đầu năm 2015, Quảng Xương (Thanh Hóa) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy hiệu quả khai thác, đầu tư mạnh cho phát triển hậu cần nghề cá; chỉ đạo các chủ đồng cải tạo đồng nuôi, tăng cường quản lý con giống, chuyển hướng theo hình thức nuôi đa con, đa thời vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản, triển khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; khuyến khích nâng cấp, cải tạo, đóng mới tàu khai thác xa bờ...

Những năm gần đây cua đồng trở thành món ăn ưa chuộng của người dân thành phố. Nhiều người dân các vùng quê Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… (Nghệ An) đổ xô đi bắt cua đồng và có khá nhiều điểm thu gom cua để đưa ra Hà Nội tiêu thụ.

Thông tin từ Sở Công thương TPHCM, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản Việt Nam sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đang giảm mạnh.

Theo số liệu của của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu gỗ cứng của Trung Quốc không ngừng tăng, đặc biệt là gỗ cứng từ Mỹ.

Các đợt khô hạn bắt đầu ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại gạo của Thái Lan, làm cho giá gạo tăng.