Nuôi Rắn Hổ Hèo Tạo Thu Nhập Ổn Định

Hộ chị Nguyễn Thanh Thúy ngụ ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò được biết đến với mô hình nuôi rắn hổ hèo hiệu quả. Hiện đàn rắn của gia đình chị có trên 80 con, trong đó có khoảng 60 con có trọng lượng hơn 1,5kg. Ngoài ra, chị còn đang dưỡng một số rắn nhỏ và ấp trứng rắn để bán.
Theo chị Thúy, hiện nay rắn hổ hèo loại 1,7 kg/con có giá 480.000 đồng/kg; loại 1,2kg/con có giá từ 380.000 - 400.000 đồng/kg và rắn con có giá 160.000 đồng/con. Chị Thúy cho biết thêm: “Nuôi rắn hổ hèo không khó, xây chuồng khoảng 0,8 - 1m để vệ sinh chuồng trại dễ dàng, thức ăn cho rắn chủ yếu là ếch, nhái, vịt con... Bình quân thu nhập từ nuôi rắn một năm đem lại lợi nhuận cho gia đình khoảng 40 triệu đồng.
Loài rắn hổ hèo hay còn gọi là rắn ráo trâu, long thừa... do có phẩm chất thịt ngon, bổ dưỡng, đặc biệt là có nhiều công dụng trong y học nên nhu cầu tiêu thụ loài rắn này trên thị trường khá lớn; chuồng trại nuôi rắn không chiếm nhiều diện tích, là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi. Đây là mô hình chăn nuôi khá hấp dẫn, địa phương và ngành nông nghiệp nên có kế hoạch hỗ trợ người chăn nuôi về kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.

Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.

Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.