Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm

Anh Lê Duy Vũ (thôn Diên Sơn, xã Diên Sơn) là hộ nuôi ong thành công trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm.
Anh Vũ bắt đầu nuôi ong từ năm 2002, với những kiến thức rất hạn chế. Khó khăn lớn nhất của gia đình anh là không có đất để nuôi. Anh Vũ kể, đến bây giờ anh cũng không nhớ mình đã thất bại bao nhiêu lần. Mỗi lần anh thất bại lại rút ra được một bài học cho bản thân. Anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc để đưa loài ong trong thiên nhiên về thuần hóa và đến nay anh đã nuôi được hơn 700 đàn.
Trên diện tích 300m2, anh đặt các thùng nuôi ong bằng gỗ rất ngăn nắp. Anh Vũ cho biết, ong dú có kích thước rất nhỏ, ưu điểm có khả năng thụ phấn cho một số cây trồng rất tốt, mật có nhiều nguyên tố vi lượng quý. Hiện, giá 1 lít mật ong dú là 1,2 triệu đồng, 1kg phấn hoa giá 1,5 triệu đồng, 1kg sáp ong giá 2 triệu. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm, trừ các khoản chi phí, lãi 50 triệu đồng.
Bên cạnh nuôi ong lấy mật anh còn cung cấp con giống cho các hộ nuôi ong trong và ngoài tỉnh với giá con giống 2 triệu đồng/thùng. Theo kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi ong dú của anh Vũ, ong thường bệnh dịch khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ thích hợp để ong phát triển tốt nhất là từ 28 - 320C, từ ngày nuôi đến khi cho thu nhập là 1 năm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Trọng - Chủ tịch Hội ND xã Diên Sơn cho biết: Mô hình nuôi ong dú thành công của anh Vũ đang khích lệ nhiều hộ trong xã làm theo. Bởi, nuôi ong có thể tận dụng được diện tích, ít tốn thời gian chăm sóc, giá bán mật ổn định... Hội đã tổ chức cho các hộ hội viên trong xã đến gia đình anh Vũ học tập kinh nghiệm nuôi, đồng thời nhờ anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu.
Theo anh Vũ, hiện nay nhu cầu mật ong, con giống của thị trường rất lớn mà gia đình anh chưa thể đáp ứng được. Anh khuyến khích các hộ trong xã đầu tư vào nghề mới này.
Có thể bạn quan tâm

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

Tại các chợ truyền thống, giá quả tươi đã bắt đầu rục rịch tăng. Cho dù giá thanh long tại các vườn ở tỉnh Bình Thuận đang rớt giá thê thảm, nhưng tại Hà Nội, giá thanh long vẫn tăng không ngừng. Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ tại một số chợ hiện được bán 60.000 đồng/kg, thanh long thường có giá 35.000 đồng/kg.