Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ong Một Vốn Đôi Lời

Nuôi Ong Một Vốn Đôi Lời
Ngày đăng: 19/08/2013

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

Nói về nghề nuôi ong, ông Đoàn Văn Oanh - Phó chủ tịch UBND thị trấn Mậu A phấn khởi cho biết: “Hiện toàn thị trấn đang có khoảng gần 500 đàn ong mật, tập trung nhiều trong các gia đình hội viên Câu lạc bộ (CLB) Nuôi ong của thị trấn. Với nghề nuôi ong, rủi ro thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, đặc biệt nhu cầu về giống nuôi của người dân trong và ngoài huyện khá lớn đang là những điều kiện thuận lợi để người nuôi ong trên địa bàn thị trấn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng này.

Đến thăm gia đình ông Chu Văn Soạn – Trưởng khu 2, hiện là Phó chủ nhiệm CLB Nuôi ong thị trấn, được biết đến là người có kinh nghiệm lâu năm và kỹ thuật cao trong nhân giống đàn ong, với số lượng đàn ong hiện có lên đến gần 100 đàn, ông Soạn bộc bạch: “Nghỉ hưu rồi, tìm đến con ong trước chỉ nghĩ nuôi chơi nhưng bây giờ nó thực sự trở thành vật nuôi để phát triển kinh tế đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Nuôi ong không khó, cái chính là phải nắm được kỹ thuật nuôi, khó nhất là kỹ thuật nhân đàn. Một hai năm nay, nhu cầu nuôi ong lấy mật của người dân trong vùng khá lớn. Trên 100 đàn ong mật của gia đình nuôi chủ yếu là để bán giống, chỉ giữ lại gần 30 đàn lấy mật.

Một đàn ong giống loại tốt cũng có giá triệu bạc, còn trung bình thì giá vào khoảng 700 nghìn đồng/đàn. Thời điểm này, người dân một số huyện lân cận vẫn tìm đến mua giống nhưng gia đình không bán nữa phải giữ lại để nhân đàn cho năm sau. Trên 200 lít mật vụ hoa nhãn vừa rồi cũng chỉ còn độ hai chục lít. Chỉ riêng cho chỗ thân quen thì từ giờ đến mùa hoa tới nhà cũng không còn đủ mật để bán... ”.

Được biết, gia đình ông Soạn đang có 60 đàn ong đặt nuôi tại 2 điểm trên địa bàn thị trấn là khu 2 và thôn Hồng Phong. Dẫn chúng tôi tới khu vườn sau nhà, nơi đặt trên 30 đàn ong, ông Soạn giải thích: “Đã hết mùa hoa rồi nên mấy tháng tới phải đầu tư thức ăn để giữ đàn. 60 đàn ong theo tính toán sẽ phải đầu tư cho chúng cỡ chừng 1 tấn đường. Đây là giai đoạn khó nhất để ong không chuyển đàn bỏ tổ mà đi. Sang xuân, thu hoạch mật vụ hoa nhãn xong lại phải chuyển đàn ong đi các xã có nhiều rừng như: Đông An, Lang Khay, Lang Thíp... để lấy mật hoa rừng. 60 đõ ong này khả năng sẽ nhân được 150 đàn. Thường vào mùa hoa, số lượng đàn ong của gia đình sẽ tăng lên và duy trì ở con số trên 100 đàn”.

Hiện nay, CLB Nuôi ong thị trấn Mậu A đang có trên 20 thành viên tham gia. Đây là những hộ nuôi tập trung và có số lượng đàn ong lớn. Ông Hà Như Chù - Chủ nhiệm CLB cho biết: Người dân trên địa bàn thị trấn tìm đến với nghề nuôi ong ngày một nhiều hơn, nhất là trong vài năm trở lại đây. Con ong đang là một trong số không nhiều vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế bền vững khi mà lợi nhuận từ nó mang lại được xem là “một vốn đôi lời”, lại ít chịu rủi ro thất thoát vốn, do vậy kinh tế và thu nhập của nhiều thành viên trong CLB hiện nay được cho là rất khá.

Thông qua việc cung cấp đàn ong giống phục vụ phát triển nghề này thì thấy, xu hướng hướng người dân trong vùng, đặt biệt là nhân dân các xã ngoài huyện đang tìm đến với nghề nuôi ong mật đang ngày càng nhiều hơn.

Nắm bắt nhu cầu này, các thành viên trong CLB rất tích cực chia sẽ kinh nghiệm nhân đàn, nâng cao chất lượng con giống và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển nghề nuôi ong trong nhân dân. Hiện nay, nhiều thành viên trong CLB đang hướng đầu tư mở rộng quy mô, tăng số lượng đàn ong mật, lấy đó làm hướng phát triển kinh tế mũi nhọn, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Cũng theo ông Đoàn Văn Oanh - Phó chủ tịch UBND thị trấn thì định hướng khuyến khích phát triển đa dạng hóa các ngành nghề trong lĩnh vực phát triển kinh tế với sự góp mặt của các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao là điều kiện và cơ sở vững chắc để thị trấn xóa nghèo bền vững, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ Tạm Ngừng Thi Công Do Thiếu Vốn Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ Tạm Ngừng Thi Công Do Thiếu Vốn

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

06/10/2014
Đề Nghị Sản Xuất Thử Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Tại Bình Định Đề Nghị Sản Xuất Thử Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Tại Bình Định

Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.

06/10/2014
Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.

06/10/2014
Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

06/10/2014
Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

06/10/2014