Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau

Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau
Ngày đăng: 23/02/2014

Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…

Theo một số cán bộ khuyến ngư tỉnh thì, qua nghiên cứu cho thấy ốc len ăn chọn lọc các loài tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ do đó không cần đầu tư thức ăn trong nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, mô hình nuôi này đang phát triển theo kiểu tự phát. Để nuôi một cách có khoa học, nhóm nghiên cứu của khoa Thuỷ sản,

Đại học Cần Thơ đã tiến hành khảo sát vào tháng 5/20007 tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với tổng số 32 hộ nuôi ốc len trong vùng rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy, ốc len được nuôi trong rừng ngập mặn với loại cây rừng phổ biến nhất là mắm (53,1%), rừng hỗn hợp gồm mắm và đước (28,1%) và đước (15,6%).

Đa số các hộ nuôi đều thiết kế mương bao (90,6%) xung quanh các khu vực nuôi ốc, mương có chiều rộng 1,9-10 mét và sâu 0,2-0,7 mét. Mức nước trong khu nuôi tuỳ thuộc vào chế độ thuỷ triều và nguồn thức ăn của ốc len dựa vào lượng mùn bã hữu cơ và tảo khuê đáy tự nhiên.

Ốc len được thả nuôi từ tháng 4 đến tháng 7, tập trung nhất là vào tháng 5. Việc thả giống ốc len thường được tiến hành nhiều đợt, với trọng lượng trung bình ốc giống 2,7- 0,2g/con tương ứng với chiều cao vỏ biến động từ 20-30mm. Lượng giống thả nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ nuôi và khả năng thu mua ốc giống.

Lượng giống thả dao động từ 77-1.000kg/ha, trung bình 474 kg/ha/vụ. Thời gian nuôi kéo dài từ 3,5 đến 8 tháng, trung bình khoảng 5,3 tháng và năng suất ốc len biến động từ 135-1.500 kg/ha/vụ, trung bình đạt 719 kg/ha/vụ.

Chi phí cho ốc len chủ yếu là con giống. Tổng chi phí cho một vụ nuôi trung bình là 3,88 triệu đồng/ha/vụ. Mặc dù lợi nhuận từ nuôi ốc len thấp hơn so với nuôi tôm sú nhưng quan trọng là nó phù hợp với hệ sinh thái rừng ngập mặn và không gây ô nhiễm môi trường. Nuôi ốc len sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo và đang dạng hoá đối tượng nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn dùng vào mục đích bảo tồn sinh quyển và phòng hộ.


Có thể bạn quan tâm

Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ

Đợt mưa lũ vừa qua đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích mía ở các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Nhà máy Đường An Khê đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân.

27/11/2013
Hỗ Trợ 10.000 Hạt Giống Sâm Cao Ly Cho Huyện Tây Giang Hỗ Trợ 10.000 Hạt Giống Sâm Cao Ly Cho Huyện Tây Giang

Ông Trần Công Ta, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang cho biết, Công ty Dược Quảng Nam vừa hỗ trợ Tây Giang 10.000 hạt giống sâm Cao Ly (Hàn Quốc).

27/11/2013
RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.

27/11/2013
Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo

Ở Đồng Nai đang vào vụ thu hoạch mía, song người trồng mía kém vui bởi nhiều nỗi lo: năng suất thấp, giá giảm mạnh, chữ đường trồi sụt khó lường và bị đánh giá tạp chất cao.

27/11/2013
Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu

Một thực tế đáng quan ngại ngay tại ÐBSCL là trong khi thất thoát sau thu hoạch lúa từ 12-14%, tương đương 635 triệu USD mỗi năm thì chỉ có 3% sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu. Còn lại hầu hết đều "phó thác" cho thương lái. Tuy nhiên, ngay cả nông dân và thương lái cũng phải lệ thuộc vào lực lượng "cò lúa", gạo đang tung hoành tại vựa lúa lớn nhất quốc gia…

27/11/2013