Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Nuôi ốc len không tốn kém tiền mua thức ăn, vì ốc sinh trưởng dựa vào thiên nhiên, khi thủy triều dâng cao, ốc bò lên thân cây, lá cây rừng để trú ngụ, khi thủy triều xuống ốc di chuyển từ trên cây xuống bãi sình lầy tìm kiếm thức ăn. Ốc len ăn chọn lọc các loài tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ nên không cần đầu tư thức ăn. Thời gian thả nuôi ốc len tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 5. Chi phí đầu tư chủ yếu là tiền mua giống lần đầu. Bình quân mật độ thả nuôi ốc len tốt nhất là 1kg ốc thương phẩm/10m2. Với cách thả giống này, ốc len nhanh sinh sản và nông dân có thu hoạch sau bốn tháng nuôi.
Hiện nay diện tích rừng phòng hộ ở Cà Mau rất lớn, trong khi đời sống nhiều hộ dân ở khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ vẫn khó khăn, nhưng một số người dân nơi đây đã áp dụng thành công mô hình này để mang lại thu nhập. Điển hình như hộ ông Trương Văn Hồng thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, Cà Mau) đầu tư vốn nuôi 3,3 tấn ốc giống trên 3 ha rừng thuê khoán. Sau vụ nuôi ốc len đầu tiên, gia đình ông lãi gần 80 triệu đồng.
Không chỉ ở Cà Mau, tỉnh Trà Vinh hiện có 7.232 ha rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ được trồng mới từ 10 đến 25 năm. Đến nay, tỉnh đã giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng cho hộ dân và các đơn vị với diện tích 3.834 ha, chính nhờ chủ trương này khi áp dụng mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ, mà gia đình ông Ngô Oanh Rương, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thả nuôi thành công trên diện tích đất rừng 150 đến 200m2 khi dùng lưới bao quanh và thả nuôi 20kg con giống ốc len. Sau bốn tháng, khi ốc len sinh sản lứa ốc len con, ông thu hoạch những con ốc lớn đem bán, với sản lượng từ 25 đến 30kg. Giá ốc len được các thương lái thu mua từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg, mang lại cho gia đình hơn 10 triệu đồng/vụ thu hoạch.
Việc áp dụng mô hình nuôi ốc len sinh thái dưới tán rừng phòng hộ đã mang lại lợi ích kép: vừa giải quyết công ăn việc làm và xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, ổn định cuộc sống cho các hộ dân nghèo ở khu vực tái định cư; vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, mô hình này được nhân rộng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng bảo vệ môi trường ở các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thịt nhập khẩu về Việt Nam dù vẫn chịu thuế nhưng đã có lúc lấn át thịt trong nước về giá khiến doanh nghiệp, người chăn nuôi lo lắng. Sắp tới đây, khi thuế nhập khẩu thịt ngoại bằng 0, thị trường này sẽ là cuộc đọ sức nhiều cam go.

Năm 2013, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 750ha thủy sản, trong đó 430ha cá ruộng. Hầu hết diện tích thả nuôi đều trúng mùa, được giá. Nhưng vui nhất là những hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực và nuôi ghép các loại cá “đen” trên ruộng lúa. Đây là mô hình mới ở tỉnh Hậu Giang sẽ được nhân rộng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Tháng 7-2013, anh Đặng Văn Phụng ở ấp Rạch Gừa - xã Phú Long (Bình Đại - Bến Tre) được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao.

UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.