Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Nuôi ốc len không tốn kém tiền mua thức ăn, vì ốc sinh trưởng dựa vào thiên nhiên, khi thủy triều dâng cao, ốc bò lên thân cây, lá cây rừng để trú ngụ, khi thủy triều xuống ốc di chuyển từ trên cây xuống bãi sình lầy tìm kiếm thức ăn. Ốc len ăn chọn lọc các loài tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ nên không cần đầu tư thức ăn. Thời gian thả nuôi ốc len tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 5. Chi phí đầu tư chủ yếu là tiền mua giống lần đầu. Bình quân mật độ thả nuôi ốc len tốt nhất là 1kg ốc thương phẩm/10m2. Với cách thả giống này, ốc len nhanh sinh sản và nông dân có thu hoạch sau bốn tháng nuôi.
Hiện nay diện tích rừng phòng hộ ở Cà Mau rất lớn, trong khi đời sống nhiều hộ dân ở khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ vẫn khó khăn, nhưng một số người dân nơi đây đã áp dụng thành công mô hình này để mang lại thu nhập. Điển hình như hộ ông Trương Văn Hồng thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, Cà Mau) đầu tư vốn nuôi 3,3 tấn ốc giống trên 3 ha rừng thuê khoán. Sau vụ nuôi ốc len đầu tiên, gia đình ông lãi gần 80 triệu đồng.
Không chỉ ở Cà Mau, tỉnh Trà Vinh hiện có 7.232 ha rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ được trồng mới từ 10 đến 25 năm. Đến nay, tỉnh đã giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng cho hộ dân và các đơn vị với diện tích 3.834 ha, chính nhờ chủ trương này khi áp dụng mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ, mà gia đình ông Ngô Oanh Rương, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thả nuôi thành công trên diện tích đất rừng 150 đến 200m2 khi dùng lưới bao quanh và thả nuôi 20kg con giống ốc len. Sau bốn tháng, khi ốc len sinh sản lứa ốc len con, ông thu hoạch những con ốc lớn đem bán, với sản lượng từ 25 đến 30kg. Giá ốc len được các thương lái thu mua từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg, mang lại cho gia đình hơn 10 triệu đồng/vụ thu hoạch.
Việc áp dụng mô hình nuôi ốc len sinh thái dưới tán rừng phòng hộ đã mang lại lợi ích kép: vừa giải quyết công ăn việc làm và xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, ổn định cuộc sống cho các hộ dân nghèo ở khu vực tái định cư; vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, mô hình này được nhân rộng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng bảo vệ môi trường ở các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án quản lý nghề cá (QLNC) ở 8 tỉnh, giai đoạn 2006 - 2011 và xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn quốc những năm tiếp theo. Thực tiễn cho thấy nghề cá ở nước ta còn nhiều khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán, đời sống của ngư dân còn nghèo. Khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt, môi trường nguồn nước bị suy thoái…

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"