Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Nuôi ốc len không tốn kém tiền mua thức ăn, vì ốc sinh trưởng dựa vào thiên nhiên, khi thủy triều dâng cao, ốc bò lên thân cây, lá cây rừng để trú ngụ, khi thủy triều xuống ốc di chuyển từ trên cây xuống bãi sình lầy tìm kiếm thức ăn. Ốc len ăn chọn lọc các loài tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ nên không cần đầu tư thức ăn. Thời gian thả nuôi ốc len tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 5. Chi phí đầu tư chủ yếu là tiền mua giống lần đầu. Bình quân mật độ thả nuôi ốc len tốt nhất là 1kg ốc thương phẩm/10m2. Với cách thả giống này, ốc len nhanh sinh sản và nông dân có thu hoạch sau bốn tháng nuôi.
Hiện nay diện tích rừng phòng hộ ở Cà Mau rất lớn, trong khi đời sống nhiều hộ dân ở khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ vẫn khó khăn, nhưng một số người dân nơi đây đã áp dụng thành công mô hình này để mang lại thu nhập. Điển hình như hộ ông Trương Văn Hồng thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, Cà Mau) đầu tư vốn nuôi 3,3 tấn ốc giống trên 3 ha rừng thuê khoán. Sau vụ nuôi ốc len đầu tiên, gia đình ông lãi gần 80 triệu đồng.
Không chỉ ở Cà Mau, tỉnh Trà Vinh hiện có 7.232 ha rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ được trồng mới từ 10 đến 25 năm. Đến nay, tỉnh đã giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng cho hộ dân và các đơn vị với diện tích 3.834 ha, chính nhờ chủ trương này khi áp dụng mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ, mà gia đình ông Ngô Oanh Rương, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thả nuôi thành công trên diện tích đất rừng 150 đến 200m2 khi dùng lưới bao quanh và thả nuôi 20kg con giống ốc len. Sau bốn tháng, khi ốc len sinh sản lứa ốc len con, ông thu hoạch những con ốc lớn đem bán, với sản lượng từ 25 đến 30kg. Giá ốc len được các thương lái thu mua từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg, mang lại cho gia đình hơn 10 triệu đồng/vụ thu hoạch.
Việc áp dụng mô hình nuôi ốc len sinh thái dưới tán rừng phòng hộ đã mang lại lợi ích kép: vừa giải quyết công ăn việc làm và xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, ổn định cuộc sống cho các hộ dân nghèo ở khu vực tái định cư; vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, mô hình này được nhân rộng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng bảo vệ môi trường ở các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ mía 2013 – 2014, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía trong vùng nguyên liệu đã được quy hoạch.

Được xem là thương hiệu nông sản duy nhất còn sót lại của huyện miền núi Minh Long (Quảng Ngãi), nhưng hiện giờ, cây chè cũng đang dần biến mất trong sự hối tiếc lẫn bất lực của chính quyền và người dân…

Hy vọng trồng dong riềng thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha như những năm trước, năm 2013 nông dân Bắc Cạn ồ ạt trồng dong riềng dẫn đến sản lượng quá nhiều, bị các cơ sở thu mua dìm giá xuống thấp. Giá bán củ dong riềng không bù đắp được chi phí thu hoạch, hiện nay vào cuối vụ, nông dân không muốn thu hoạch hàng trăm ha dong riềng.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đất lúa sau khi thu hoạch xong phải có một thời gian cắt vụ, ngăn mầm bệnh. Nhưng vì giá lúa đang ở mức cao, nông dân một số nơi đã tranh thủ xuống giống vụ Hè Thu. Việc làm này không chỉ phá vỡ lịch thời vụ mà còn dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những vụ kế tiếp.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể bưởi Diễn cho Hội Sản xuất và Tiêu thụ bưởi Diễn, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).