Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá

Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá
Ngày đăng: 10/07/2013

Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.

Trên triền cát ven biển thôn Tuyết Diêm 2, Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi), bên cạnh những hồ nuôi tôm đang bỏ hoang vì dịch bệnh là hồ nuôi ốc càng xanh rộng 3.600m2 - mô hình kinh tế đang ăn nên làm ra của chị Nguyễn Thị Tin. Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan hồ, chị Tin vừa tranh thủ mang cá vụn cho ốc ăn. Đánh hơi cá, hàng loạt con ốc càng xanh vội bò đến rỉa mồi. “Chỉ cần vứt thức ăn xuống là ốc càng xanh bu đến ngay. Mỗi lần thu hoạch tôi đều dùng cách này để vớt ốc nhanh, đỡ tốn nhiều công sức” - chị Nguyễn Thị Tin giải thích.

8 năm về trước, được sự hướng dẫn của một người bạn chuyên nuôi ốc càng xanh ở Nha Trang, chị Tin quyết định gắn bó với giống ốc lạ này. Khi đó, nghề nuôi ốc càng xanh vẫn còn khá mới mẻ ở địa phương, còn nghề nuôi tôm và cá mú lồng lại đang “thịnh”. Vì vậy chẳng có ai tán thành quyết định này của chị. Nhưng thấy lợi thế của giống ốc chỉ 2 ngày là có thể thu hoạch, nên chị Tin đánh liều bỏ vốn đầu tư tu bổ lại hồ vẫn dùng để nuôi tôm trước đây để thả ốc.

Ốc càng xanh rất dễ nuôi và không cần nhiều diện tích nên chị Tin vẫn thường đùa rằng cái hồ rộng 3.600 m2 này chẳng khác nào chiếc nồi Thạch Sanh. Bởi nuôi bao nhiêu ốc cũng không sợ chật chỗ. Nhiều thời điểm tìm được nguồn hàng dồi dào, chị thả xuống hồ từ 3 - 4 tấn ốc.

Ốc càng xanh ăn khỏe và lớn rất nhanh. Chỉ cần tập trung cho ăn trong 2 ngày là ốc đã lớn và không thể quay trở về chiếc vỏ cũ chật chội. Lúc này, chị Tin chỉ cần đổ vỏ ốc hút xuống, ốc càng xanh sẽ lập tức chui vào vỏ mới để trú ẩn. Đó cũng chính là thời điểm có thể vớt ốc lên và xuất bán. Với giá 85 nghìn/kg, trừ chi phí thức ăn và vận chuyển, trung bình một ký ốc càng xanh mang lại cho chị Tin lợi nhuận từ 10-20 nghìn đồng.

Ốc càng xanh giống được chị tìm mua ở Bình Định, Quảng Trị, Huế… còn ốc hút thì vận chuyển tận Quảng Nam. Sau khi nuôi thành thương phẩm, chị sẽ xuấn bán vào Cà Mau để làm thức ăn cho tôm sú. Bình quân mỗi tháng chị xuất bán từ 2-3 tấn, lợi nhuận từ 20- 30 triệu đồng. Theo chị Tin, trong suốt 8 năm thả nuôi giống ốc này, chưa bao giờ ốc giống xuất hiện tình trạng dịch bệnh. Thêm một lợi thế nữa là thời gian thu hoạch ốc càng xanh khá ngắn nên mỗi tháng có thể thu từ 10-15 lần.

Mặc dù hồ ốc nhà chị Tin không lúc nào “treo” hồ, nhưng lượng ốc làm ra vẫn không đủ cung ứng cho thị trường. Bên cạnh việc giải quyết việc làm cho từ 5-7 lao động tại địa phương vào mỗi dịp thu hoạch ốc, chị Tin còn chia sẻ kinh nghiệm nuôi và rủ thêm láng giềng cùng mở hồ để nuôi. “Vừa chuyển hàng vào Nam xong, là thương lái lại điện thoại thúc giục chuyển thêm hàng. Nếu mở rộng được mô hình nuôi ốc này để mọi người cùng làm thì hay biết mấy” - chị Tin chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Giá Lúa Giảm Mạnh, Giá Lúa Giảm Mạnh, "Hậu Cần" Thu Mua Đói Meo

Do đó, các dịch vụ ăn theo mùa thu hoạch như: Máy GĐLH, ghe lúa chở thuê, lò sấy, công nhân bốc vác... đói meo. Còn nông dân thì gặp khó vì không có tiền trang trải chi phí mùa vụ.

12/03/2014
Dịch Cúm Gia Cầm “Hạ Nhiệt” Dịch Cúm Gia Cầm “Hạ Nhiệt”

Tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) đang có dấu hiệu giảm khi trong vòng 1 tuần qua, cả nước có 11 tỉnh đã hết dịch. Số lượng các ổ dịch trên cả nước cũng giảm nhanh. Đây là tín hiệu trong bối cảnh giá các sản phẩm chăn nuôi đang hết sức thảm hại.

12/03/2014
Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy

Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo.

12/03/2014
Gà Sống, Người “Chết”! Gà Sống, Người “Chết”!

Sau 1 tháng gà bị cầm chuồng, trong giai đoạn tăng trưởng này, mỗi ngày đàn gà 8.200 con “ngốn” mất 10 triệu đồng tiền thức ăn. Vị chi qua 1 tháng cầm chuồng, người nuôi đã mất thêm 300 triệu đồng tiền thức ăn.

12/03/2014
Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

13/03/2014