Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm

Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm
Ngày đăng: 18/06/2013

Ở thôn Vinh Đức, xã Đức Minh (Đăk Mil, Đăk Nông) có anh Nguyễn Quốc Khánh thu nhập mỗi năm trên 2 tỷ đồng từ nuôi nhím.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại được xây dựng kiên cố với diện tích 700m2, nuôi khoảng 400 con giống. Đàn nhím của anh luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Anh tâm sự, trước kia gia đình cũng khó khăn, chăn nuôi, trồng đủ thứ cây nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên năm 2004, trong những lần đi tham quan các mô hình chăn nuôi anh Khánh thấy nuôi nhím cũng không phức tạp, giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ rộng rãi. Do vậy, anh quyết định học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ở những người đi trước.

Sau một thời gian “tầm sư học đạo”, anh mạnh dạn đầu tư nuôi nhím. Lúc đầu, anh Khánh nuôi thử nghiệm 10 con giống. Đàn nhím của anh phát triển, sinh trưởng nhanh. Thấy vậy, gia đình anh mở rộng quy mô đàn và đến năm 2006, đàn nhím của gia đình anh lên đến 50 con.

Anh cho biết, nhím là một loài vật gặm nhấm, sống hoang dã, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đa dạng, chi phí nuôi không lớn, chủ yếu là tiền mua con giống. Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước. Giữ yên tĩnh, tránh ồn ào, tránh gần đường qua lại, cuối hướng gió. Về con giống nên mua tại các cơ sở nuôi nhím uy tín. Giống đẻ sớm, mắn, tỷ lệ sống cao, lớn nhanh, thịt ngon, tiêu thụ thức ăn ít. Các đặc điểm trên bao giờ cũng do bản chất di truyền và trình độ nuôi dưỡng của người chăn nuôi tạo nên.

Nhím là động vật ăn tạp, thức ăn là tất cả những loại rau, củ như quả bí ngô, bắp, các loại đậu... Mỗi ngày chỉ cần cho nhím ăn đầy đủ hai bữa khoảng 1 kg rau củ, quả vào các giờ nhất định. Chú ý, buổi sáng cho nhím ăn các loại rau, củ như chuối, su hào, cải bắp, cà rốt, su su… và buổi tối cho ăn các loại thức ăn tinh như ngô, đậu. Việc cho nhím uống nước nhất thiết phải là nước sạch để tránh nhiễm bệnh, chậm lớn. Ngoài ra, vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày nhằm giúp cho nhím khỏe mạnh. Vào mùa hè thì cần tắm cho nhím, định kỳ quét vôi và phun thuốc diệt khuẩn khu vực chuồng trại.

Thông thường, nhím hay mắc bệnh về đường tiêu hóa, bại liệt, giun. Tuy nhiên, cách chữa trị các bệnh này cũng rất đơn giản, nếu nhím bị bệnh bại liệt thì cho nhím ăn đá canxi, còn bệnh về đường tiêu hóa thì chỉ cần cho chúng ăn ổi xanh hoặc mít xanh là khỏi…Sau nhiều năm nuôi nhím có hiệu quả, nhà anh Khánh là địa chỉ quen thuộc của bà con đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.


Có thể bạn quan tâm

VietGAP Hướng Phát Triển Tất Yếu Của Nghề Nuôi Tôm Nước Lợ VietGAP Hướng Phát Triển Tất Yếu Của Nghề Nuôi Tôm Nước Lợ

Nuôi tôm ở nước ta được xem là một nghề phát triển nhanh, song một số nơi còn mang tính tự phát trong khi hàng loạt các vấn đề phục vụ sản xuất chưa đáp ứng kịp đã dẫn đến tôm nuôi thường xuyên bị bệnh; vì thế để thu được kết quả tốt thì người nuôi phải sử dụng thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho tôm.

23/06/2014
Gà Đồi Yên Thế Tăng Giá Gà Đồi Yên Thế Tăng Giá

UBND huyện Yên Thế đang tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường tập huấn, tuyên truyền vận động nông dân áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn. Tiếp tục đẩy nhanh đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng VietGAP tại ba xã: Đồng Tâm, Tam Tiến và Tiến Thắng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

29/05/2014
Thanh Long Và Dưa Hấu Rớt Giá Thanh Long Và Dưa Hấu Rớt Giá

Trong tháng 6, nhiều loại trái cây trong nước nói chung và Tiền Giang nói riêng đồng loạt rớt giá, một phần là do vào mùa thuận, sản lượng tăng; một phần do lượng trái cây được xuất bán sang Trung Quốc giảm so với trước kia.

23/06/2014
Phú Yên Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Đất Lúa Bước Đầu Hiệu Quả Phú Yên Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Đất Lúa Bước Đầu Hiệu Quả

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đảm bảo nguồn nước, năng suất thấp để hình thành những vùng sản xuất rau màu cho hiệu quả kinh tế cao.

30/05/2014
Thu Mua Tạm Trữ Đã Cứu Giá Lúa, Gạo Thu Mua Tạm Trữ Đã Cứu Giá Lúa, Gạo

“Chúng ta có nên tiếp tục thu mua tạm trữ lúa, gạo nữa hay không? Tình hình xuất khẩu gạo của chúng ta ra sao?” Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị sơ kết công tác thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2013-2014 ở các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức vào ngày 11-6 tại tỉnh Long An.

23/06/2014