Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm

Ở thôn Vinh Đức, xã Đức Minh (Đăk Mil, Đăk Nông) có anh Nguyễn Quốc Khánh thu nhập mỗi năm trên 2 tỷ đồng từ nuôi nhím.
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại được xây dựng kiên cố với diện tích 700m2, nuôi khoảng 400 con giống. Đàn nhím của anh luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Anh tâm sự, trước kia gia đình cũng khó khăn, chăn nuôi, trồng đủ thứ cây nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên năm 2004, trong những lần đi tham quan các mô hình chăn nuôi anh Khánh thấy nuôi nhím cũng không phức tạp, giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ rộng rãi. Do vậy, anh quyết định học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ở những người đi trước.
Sau một thời gian “tầm sư học đạo”, anh mạnh dạn đầu tư nuôi nhím. Lúc đầu, anh Khánh nuôi thử nghiệm 10 con giống. Đàn nhím của anh phát triển, sinh trưởng nhanh. Thấy vậy, gia đình anh mở rộng quy mô đàn và đến năm 2006, đàn nhím của gia đình anh lên đến 50 con.
Anh cho biết, nhím là một loài vật gặm nhấm, sống hoang dã, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đa dạng, chi phí nuôi không lớn, chủ yếu là tiền mua con giống. Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước. Giữ yên tĩnh, tránh ồn ào, tránh gần đường qua lại, cuối hướng gió. Về con giống nên mua tại các cơ sở nuôi nhím uy tín. Giống đẻ sớm, mắn, tỷ lệ sống cao, lớn nhanh, thịt ngon, tiêu thụ thức ăn ít. Các đặc điểm trên bao giờ cũng do bản chất di truyền và trình độ nuôi dưỡng của người chăn nuôi tạo nên.
Nhím là động vật ăn tạp, thức ăn là tất cả những loại rau, củ như quả bí ngô, bắp, các loại đậu... Mỗi ngày chỉ cần cho nhím ăn đầy đủ hai bữa khoảng 1 kg rau củ, quả vào các giờ nhất định. Chú ý, buổi sáng cho nhím ăn các loại rau, củ như chuối, su hào, cải bắp, cà rốt, su su… và buổi tối cho ăn các loại thức ăn tinh như ngô, đậu. Việc cho nhím uống nước nhất thiết phải là nước sạch để tránh nhiễm bệnh, chậm lớn. Ngoài ra, vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày nhằm giúp cho nhím khỏe mạnh. Vào mùa hè thì cần tắm cho nhím, định kỳ quét vôi và phun thuốc diệt khuẩn khu vực chuồng trại.
Thông thường, nhím hay mắc bệnh về đường tiêu hóa, bại liệt, giun. Tuy nhiên, cách chữa trị các bệnh này cũng rất đơn giản, nếu nhím bị bệnh bại liệt thì cho nhím ăn đá canxi, còn bệnh về đường tiêu hóa thì chỉ cần cho chúng ăn ổi xanh hoặc mít xanh là khỏi…Sau nhiều năm nuôi nhím có hiệu quả, nhà anh Khánh là địa chỉ quen thuộc của bà con đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.

Mấy năm gần đây, dọc theo tỉnh lộ 56B, đoạn qua xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xuất hiện một chợ lợn ngang nhiên hoạt động tự phát. Suốt cả đoạn đường gần 100m, hai bên đường đều được quây thành chuồng nhốt lợn, thu hút hàng trăm người mua, người bán từ nhiều tỉnh lân cận. Chợ lợn An Nội mỗi ngày luân chuyển từ năm nghìn đến bảy nghìn con lợn, trở thành điểm tiêu thụ lợn lớn nhất miền bắc...

Theo ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện đã sẵn sàng cho Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII năm 2012, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25-6-2012 (mùng 4 đến mùng 7 - 5âl), tại Trung tâm Văn hóa và sân vận động huyện. Có 300 gian hàng (tăng 20 gian hàng) trưng bày cây giống, hoa kiểng, trái cây, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phục vụ nông nghiệp và gian hàng tiêu dùng.

Mô hình nuôi tôm quản lý cộng đồng do Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai tại hai huyện An Minh và Vĩnh Thuận trong hai năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Người nuôi có sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau, giúp giảm chi phí đầu tư, ít ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế dịch bệnh xảy ra, năng suất cao hơn hẳn so với bình quân chung của tỉnh.

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu (XK) nhân điều số 1 thế giới, nhưng hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu (NK) rất nhiều nguyên liệu điều để phục vụ chế biến XK.