Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng

Mô hình nuôi nhím của ông Giãng Văn Nhãn (Năm Nhãn) ở ấp Hội An, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được xem là khá hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho hộ dân, góp phần đa dạng hóa mô hình sản xuất tại địa phương.
Ông Năm Nhãn cho biết, qua tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm, thấy nuôi nhím rất thích hợp với địa phương nên ông đã đầu tư làm chuồng trại, mua 5 cặp nhím về nuôi thử nghiệm.
Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...
Nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt từ 8 - 10 kg. Bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng khoảng 1 kg. Sau thời gian mang thai 3 tháng, nhím sinh sản, mỗi năm sinh sản 2 lần. Nhím con từ lúc sinh ra đến khi biết ăn và bán được cho người nuôi phải từ 2 - 3 tháng với trọng lượng từ 3 - 4 kg.
Ông Năm Nhãn chia sẻ, nuôi nhím rất rảnh, mỗi ngày chỉ dội nước rửa chuồng 1 lần và cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp.
Chuồng trại dễ làm, không tốn nhiều chi phí. Nhím ít khi mắc bệnh, lâu lâu nó bị tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Người nuôi nên rải vôi bột để tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi nửa tháng một lần. Nhím rất sợ nước nên khi rửa chuồng không để ướt nhím. Chuồng nuôi nhím phải thiết kế nửa sáng, nửa tối và phải có cục đá để nhím mài răng.
Hiện nay, sau hơn một năm nuôi, đàn nhím gia đình ông đã tăng lên 40 con, mỗi con có trọng lượng từ 10 - 15 kg, xuất bán được trên 100 kg nhím thương phẩm, với giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg và con giống có giá 15 triệu đồng/cặp (trọng lượng 3 kg/con).
Có thể bạn quan tâm

Bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh rất tốt nên trên thị trường hiện nay thường rất dễ bán và được giá. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc nuôi ong không lớn, chủ yếu là đầu tư vốn ban đầu để đóng thùng, mua đàn gốc mà thôi...

Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước lũ ở các địa phương phía nam lên cao. Trước tình hình này, người làm vườn, rẫy đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với lũ.

Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.