Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng

Mô hình nuôi nhím của ông Giãng Văn Nhãn (Năm Nhãn) ở ấp Hội An, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được xem là khá hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho hộ dân, góp phần đa dạng hóa mô hình sản xuất tại địa phương.
Ông Năm Nhãn cho biết, qua tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm, thấy nuôi nhím rất thích hợp với địa phương nên ông đã đầu tư làm chuồng trại, mua 5 cặp nhím về nuôi thử nghiệm.
Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...
Nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt từ 8 - 10 kg. Bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng khoảng 1 kg. Sau thời gian mang thai 3 tháng, nhím sinh sản, mỗi năm sinh sản 2 lần. Nhím con từ lúc sinh ra đến khi biết ăn và bán được cho người nuôi phải từ 2 - 3 tháng với trọng lượng từ 3 - 4 kg.
Ông Năm Nhãn chia sẻ, nuôi nhím rất rảnh, mỗi ngày chỉ dội nước rửa chuồng 1 lần và cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp.
Chuồng trại dễ làm, không tốn nhiều chi phí. Nhím ít khi mắc bệnh, lâu lâu nó bị tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Người nuôi nên rải vôi bột để tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi nửa tháng một lần. Nhím rất sợ nước nên khi rửa chuồng không để ướt nhím. Chuồng nuôi nhím phải thiết kế nửa sáng, nửa tối và phải có cục đá để nhím mài răng.
Hiện nay, sau hơn một năm nuôi, đàn nhím gia đình ông đã tăng lên 40 con, mỗi con có trọng lượng từ 10 - 15 kg, xuất bán được trên 100 kg nhím thương phẩm, với giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg và con giống có giá 15 triệu đồng/cặp (trọng lượng 3 kg/con).
Có thể bạn quan tâm

Khi ngành chăn nuôi được xác định là quan trọng, cần phát triển bền vững thì tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại trồi sụt thất thường. Đến nay, chăn nuôi vẫn loay hoay với bài toán, làm thế nào để phát triển an toàn, bền vững, ổn định thị trường thực phẩm trong nước.

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Bằng nguồn vốn 30a, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng triển khai mô hình nuôi gà tại bản Sáng, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng.

Trong hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 tại hội trường của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế liên tiếp gặp khó khăn, nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng, góp phần "cứu" tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực này thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn ngành.

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Mô hình nuôi gà đen lấy thịt được Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện tại xã Mường Báng và xã Sính Phình của huyện Tủa Chùa. Với quy mô 1.150 con, 28 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, thức ăn và thuốc thú y. Chi phí chuồng trại và công chăm sóc do người dân tự đóng góp.