Nuôi Ngao Bãi Ngang Lãi Lớn

Anh Lê Minh Hoan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn thuê 43 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến, trong đó 38 ha ngao Bến Tre, 2 ha tôm, 3 ha cua. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi ngao từ tỉnh bạn và được tiếp cận các lớp tập huấn kỹ thuật, năm 2011 anh Hoan mạnh dạn thả 20 tấn giống, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi ròng 1,5 tỷ đồng.
Năm 2012, cùng với nguồn vốn tự có, anh Hoan được vay 600 triệu để đầu tư mở rộng 4 ha nuôi thả trên 30 vạn tôm thẻ chân trắng và 200 kg cua. Sau hơn 4 tháng, gia đình anh thu lãi ròng từ các loại nuôi trên 1 tỷ đồng...
Theo anh Hoan, nuôi ngao phải nắm vững kỹ thuật, trước khi thả ngao giống cần phải vệ sinh bãi như dọn bỏ các vỏ nhuyễn thể, lấp chỗ trũng, san phẳng bãi. Chọn giống có địa chỉ tin cậy, nên thả giống ngao lớn sẽ nhanh thu hoạch và đỡ bị thất thoát; bãi thả có nền đất cát hoặc cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống thường xuyên, chọn bãi triều cao, sóng gió êm.
Bãi nuôi phải bằng phẳng là thích hợp nhất cho ngao phát triển. Chọn mùa vụ thích hợp để thả giống, tránh thả ngao vào những tháng mưa (từ tháng 9 - 10); nên thả ngao vào tháng 2 để thời gian thu hoạch thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Vừa qua, anh Hoan đã thành lập HTX Dịch vụ thủy sản, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3,5 triệu đ/người/tháng. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế, anh Hoan còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo như đóng góp xây dựng hội quán, đường giao thông nông thôn, hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi, đặc biệt cho hộ nghèo vay vốn (không tính lãi) phát triển SX.
Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Chúng tôi có dịp đến nhiều địa phương để cảm nhận sự đổi thay trong phát triển nông nghiệp của người dân Triệu Phong (Quảng Trị). Đây là kết quả của nhiều chính sách mà cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương áp dụng vào thực tế trong suốt thời gian qua.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.
Hiện nay đang vào mùa lũ, nhiều nông dân ở các huyện Lấp Vò, Lai Vung tận dụng ao, mương hoặc ruộng không trồng lúa cho nước vào để trồng ấu Đài Loan. Ấu cũng đã trở thành cây trồng chính của nhiều hộ gia đình ít đất canh tác.