Nuôi Ngao Bãi Ngang Lãi Lớn

Anh Lê Minh Hoan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn thuê 43 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến, trong đó 38 ha ngao Bến Tre, 2 ha tôm, 3 ha cua. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi ngao từ tỉnh bạn và được tiếp cận các lớp tập huấn kỹ thuật, năm 2011 anh Hoan mạnh dạn thả 20 tấn giống, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi ròng 1,5 tỷ đồng.
Năm 2012, cùng với nguồn vốn tự có, anh Hoan được vay 600 triệu để đầu tư mở rộng 4 ha nuôi thả trên 30 vạn tôm thẻ chân trắng và 200 kg cua. Sau hơn 4 tháng, gia đình anh thu lãi ròng từ các loại nuôi trên 1 tỷ đồng...
Theo anh Hoan, nuôi ngao phải nắm vững kỹ thuật, trước khi thả ngao giống cần phải vệ sinh bãi như dọn bỏ các vỏ nhuyễn thể, lấp chỗ trũng, san phẳng bãi. Chọn giống có địa chỉ tin cậy, nên thả giống ngao lớn sẽ nhanh thu hoạch và đỡ bị thất thoát; bãi thả có nền đất cát hoặc cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống thường xuyên, chọn bãi triều cao, sóng gió êm.
Bãi nuôi phải bằng phẳng là thích hợp nhất cho ngao phát triển. Chọn mùa vụ thích hợp để thả giống, tránh thả ngao vào những tháng mưa (từ tháng 9 - 10); nên thả ngao vào tháng 2 để thời gian thu hoạch thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Vừa qua, anh Hoan đã thành lập HTX Dịch vụ thủy sản, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3,5 triệu đ/người/tháng. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế, anh Hoan còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo như đóng góp xây dựng hội quán, đường giao thông nông thôn, hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi, đặc biệt cho hộ nghèo vay vốn (không tính lãi) phát triển SX.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.

Sinh năm 1976 tại thôn Đồng Ý, xã Việt Dân (Đông Triều - Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hào là người có tham vọng vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình. Năm 2007 anh xin chuyển đổi diện tích 10.000 m2 đất canh tác nông nghiệp của gia đình sang trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với chất đất và khí hậu. Anh Hào tâm sự: Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nếu trồng lúa năng suất rất thấp nên không hiệu quả.

Tổng cục Thủy sản cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc khảo nghiệm sản xuất tôm bố mẹ là chủ trương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được UBND tỉnh khuyến khích. Nếu Việt - Úc thành công thì đây là niềm vui và vinh dự cho ngành sản xuất tôm giống Bình Thuận...

Giá tôm thẻ chân trắng gần đây cũng tăng cao, hiện thương lái ở ĐBSCL thu mua tôm thẻ loại 50 con/kg với giá 122.000 đồng/kg; loại 60 con/kg giá 111.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 102.000 đồng/kg, bình quân tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so tuần trước.