Nuôi Nai Dễ Làm, Lãi Lớn

Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.
Ông Hoàng cho biết: Lúc đầu gia đình ông chỉ làm cà phê, đến năm 2003 giá cà phê xuống thấp, thu không đủ chi. Thấy làm rẫy không mang lại hiệu quả, ông rất lo lắng và suy nghĩ tìm hướng làm ăn mới. Qua tìm hiểu sách báo và anh em bạn bè, ông thấy nuôi nai vừa dễ làm lại cho thu nhập cao, ông liền về bàn bạc với vợ và quyết định chuyển sang chăn nuôi nai.
Năm 2006, gia đình ông bắt tay vào nuôi nai, với số vốn chưa đến 20 triệu đồng, ông đầu tư làm chuồng trại và mua 1 con nai đực của một hộ trong xã, sau 5 tháng nai đã cho cắt nhung, bán được 32,4 triệu đồng. Thấy nuôi nai có hiệu quả, từ đó ông vừa nuôi vừa tìm tòi học hỏi kinh nghiệm và duy trì nghề nuôi nai.
Theo ông Hoàng, nuôi nai không khó, thức ăn cho nai rất đa dạng, ngoài các loại cỏ, lá cây còn có thể tận dụng các phế phụ phẩm trong gia đình; hơn nữa, nai là loài vật ít bị bệnh nên tỷ lệ sống cao. Hàng ngày ông thường cắt cỏ, lá cây, thu lượm bơ rụng và nhiều phụ phẩm khác trong gia đình để cho nai ăn. Nhưng đến giai đoạn sắp lấy nhung thì phải bổ sung thêm 1 lượng thức ăn giàu dinh dưỡng như bột ngô, bột đậu tương và các loại vitamin hỗn hợp.
Để có thêm thu nhập và nhân rộng đàn, ông đã mua thêm 1 con nai mẹ, sau 9 tháng nai mẹ đã đẻ được 1 nai con. Theo tính toán của ông thì mỗi năm một con nai đực có thể cho 7,2kg nhung, bán được 64,8 triệu đồng. Nai cái đẻ con, nai con 5 tháng tuổi có thể bán. Như vậy, sau 1 năm nuôi không những ông đã thu hồi được số vốn ban đầu mà còn lãi hàng chục triệu đồng.
Ông Hoàng cho biết, chi phí cho 1 con nai từ khi mới đẻ đến khi cắt nhung chỉ mất 1,2 triệu/con/đợt lấy nhung. Nai nuôi 2 năm tuổi thì có thể lấy nhung nếu chăm sóc tốt thì 1 năm cắt nhung 2 lần. Nai cái mỗi năm đẻ 1 lứa, sau 6 năm nuôi, đến nay gia đình ông có 1 con nai đực giống và 5 con nai mẹ.
Tính bình quân mỗi năm gia đình ông đã cắt nhung 2 lần, mỗi lần cắt 1 cặp được 3,6kg. Tổng 2 lần cắt là 7,2kg, với giá bán 9 triệu đồng/kg ông đã thu được 64,8 triệu đồng. Nai cái mỗi năm đẻ 1 lứa, sau 5 tháng nuôi gia đình bán được 52.000.000 đồng/con. Trừ chi phí 21,8 triệu đồng, mỗi năm gia đình anh Hoàng đã thu được từ 90 - 95 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, ông còn tận dụng phân nai, sau khi ủ hoai mục dùng để bón cho 3 ha cà phê, nhờ đó mà đã giảm đáng kể lượng phân hóa học, chi phí đầu tư đã giảm khoảng 10 triệu đồng. Cà phê được bón nhiều phân hữu cơ nên năng suất cao mà lại ít sâu bệnh hại. Với giá bán tại thời điểm hiện nay là 40.000 đồng/kg cà phê, từ 3 ha cà phê mỗi năm ông đã có thu 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 75 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi nai của gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây thực sự là mô hình điểm để cho mọi người có thể tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Được biết dự kiến sắp tới ông Hoàng sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng trại và nuôi thêm nai sinh sản để nhân rộng đàn nai, từ đó có thể cung cấp nguồn giống đảm bảo và chất lượng cho bà con trong vùng.
Bà con có nhu cầu tham quan học tập kinh nghiệm hoặc mua giống nai, xin liên hệ ông Nguyễn Minh Hoàng, thôn Vinh Đức, xã Đức Minh, số điện thoại: 01679401814
Có thể bạn quan tâm

Vào ngày 27 tháng 4 năm 2011, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức cho gần 50 nông dân các huyện, thị, thành phố và cán bộ kỹ thuật trong Tỉnh tham quan và học hỏi mô hình nuôi cá chình có hiệu quả của ông Nguyễn Ngọc Chính, khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Hiện nay, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là vùng chuyên canh khoai lang với diện tích lớn và chất lượng nổi tiếng nhất, nhì khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mấy chục năm trước, sản phẩm khoai lang nơi đây được người dân chợ cầu Ông Lãnh – Sài Gòn, chợ Mỹ Tho, chợ Cần Thơ ưa chuộng và quen gọi là khoai lang Tân Quới

Khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn khó canh tác bằng cách trồng những cây ăn quả phù hợp, đưa thêm giống mới vào sản xuất, áp dụng mô hình VAC để làm giàu, là hướng đi đúng đã giúp gia đình anh Phan Quốc Hùng, ấp Tân Hưng, Tân Thới, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), dựng nên cơ nghiệp vững vàng.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay diện tích trồng rau của cả nước vào khoảng 780 nghìn ha với năng suất bình quân 165 tạ/ha, đạt giá trị 650 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các giống rau lai F1 phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thành hạt giống cao, chất lượng giống bấp bênh đã ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân.

Theo số liệu kiểm tra của các ngành chức năng, hiện nay Lâm Đồng có 44.159 ha rau sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với sự hỗ trợ của Canađa, thông qua dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FaPQDCP)”.