Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.
Lươn là loại vật nuôi cho lợi nhuận hấp dẫn do giá bán lươn trên thị trường luôn ở mức khá cao, với lươn loại 1 (cỡ 200 g/con) bình quân 100.000 - 120.000 đồng/kg. Do có thể tận dụng các nguồn thức ăn đánh bắt được trong tự nhiên để cho lươn ăn (như cua, ốc…) nên giá thành nuôi lươn theo mô hình này chỉ ở mức 40.000 - 50.000 đồng/kg lươn thương phẩm.
Tại các ấp Thạnh Phước và Thạnh Hòa (xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ) hiện có khoảng 50 hộ nuôi lươn. Hiện có 15 hộ nuôi lươn ở xã Thạnh Phú đã liên kết lại thành lập tổ vay vốn nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGAP và được Metro Cash & Carry Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá thu mua cao hơn thị trường khoảng 15%. Theo nhiều nông dân ở xã Thạnh Phú, nuôi lươn trong các bồn làm bằng nylon có thể tận dụng các khoảng đất trống xung quanh nhà để làm bồn, vốn đầu tư mua vải cao su và vật liệu để làm một bồn nuôi lươn có diện tích 30 - 32 m2 từ 500.000 - 600.000 đồng, mua con giống, thuốc thú y khoảng 1,4 - 1,5 triệu đồng… Sau khoảng 8 - 10 tháng nuôi, nông dân có thể thu được lợi nhuận từ 8 - 10 triệu đồng/bồn lươn, thậm chí có thể đạt lợi nhuận cao hơn nếu tự đánh bắt được lươn giống về nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, mặc dù vụ SX muối ở Bình Định đã kết thúc, nhưng những địa phương có nhiều ruộng muối như các xã Phước Thuận (Tuy Phước), Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát), Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ)…vẫn còn tồn nhiều đống muối to đùng vì tiêu thụ không được.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.

Nội dung quy định nêu rõ, đối với tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác, tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp của Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 15/10/2014, Hội Nuôi ong Việt Nam đã nêu những bức xúc trong việc kiểm dịch mật ong và ong mật, phải cấp giấy phép kiểm dịch cho 40 nghìn tấn mật ong với thời gian 6 năm và mỗi giấy phép chỉ có thời hạn 1 ngày.

Trong khi đó, nhờ tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, các chính sách hỗ trợ cho ngư dân được thực hiện kịp thời nên khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển. Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản do ngư dân trên địa bàn tỉnh khai thác đạt 72.874 tấn, tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.