Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lươn trong bể xi măng dễ làm mà lãi khá

Nuôi lươn trong bể xi măng dễ làm mà lãi khá
Ngày đăng: 28/10/2015

Bà Mã Thị Bông (63 tuổi), ở ấp An Phú, xã An Long đã tận dụng diện tích đất trống quanh nhà xây 6 cái bể diện tích 120m2.

Phía đáy hồ, bà Bông cho phủ một lớp bùn, rồi bơm nước vào bể và thả lươn giống vào nuôi.

Ở 4 góc bể, bà treo 4 bó cây xanh làm thức ăn cho lươn.

Bên trên mặt nước bể được phủ kín bởi một mảng lục bình và các loại cây bắp (ngô) tạo bóng mát để lươn có nơi trú ẩn.

Mỗi góc bể chừa một khoảng trống nhỏ để bỏ thức ăn cho lươn.

 

Bà Mã Thị Bông, xã An Long “khoe” những con lươn béo chuẩn bị xuất bán.

“Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm và cá tạp, cua, ốc bươu vàng đã nấu chín.

Lúc đầu, thả lươn giống vào một bồn ương.

Một tháng sau, ta tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh rồi thả vào 6 bể để nuôi thương phẩm.

Thức ăn điều chỉnh tăng lên theo quá trình sinh trưởng của lươn...” - bà Bông chia sẻ kinh nghiệm.

Cuối tháng 7.2015, bà Bông cho tát bể, thu hoạch được hơn 1.200kg lươn thương phẩm, bán giá bình quân 123.000 đồng/kg, thu nhập gần 150 triệu đồng.

Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, bà Bông còn lãi hơn 30 triệu đồng.

Thành công lứa đầu đã khích lệ bà Bông nuôi tiếp 8.200 con lươn giống trong 9 bể xi măng.

“Năm nay thức ăn rẻ, nuôi thuận lợi, con lươn mau lớn, ít bệnh, chắc lứa tới vẫn lời…” - bà Bông tin tưởng.

Toàn huyện Tam Nông hiện có trên 100 hộ đang nuôi lươn trong hơn 300 bể, bồn lót bạt.

Ông Lê Phước Thiện - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Tam Nông cho biết: “

Với sự thành công của nhiều hộ hội viên, sắp tới chúng tôi sẽ chỉ đạo Hội ND cơ sở tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình nuôi lươn trong mùa nước nổi.

Bên cạnh đó, Hội cũng sẽ tích cực phối hợp với các ngân hàng giúp bà con vay vốn đầu tư xây dựng mô hình nuôi lươn”.


Có thể bạn quan tâm

Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực

Nông dân huyện Châu Phú nuôi thử nghiệm mô hình tôm càng xanh toàn đực trong ao đất và thu được thành công bước đầu. Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Châu Phú cho biết, hiện có 16 hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực chính vụ với diện tích 11,3 héc-ta, thuộc địa bàn các xã: Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Phú. Giá tôm hiện nay khoảng 230.000 đồng/kg, đây là mức giá lý tưởng cho nông dân.

15/08/2013
Tập Huấn Và Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Nam Bộ Thu Hoạch 6 Ao Tôm Thẻ Chân Trắng Tập Huấn Và Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Nam Bộ Thu Hoạch 6 Ao Tôm Thẻ Chân Trắng

Trong tình hình dịch bệnh tôm nước lợ bùng phát mạnh thời gian gần đây, đặc biệt là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà vẫn chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu khiến người dân trong vùng chưa dám mạnh dạn đầu tư vào con tôm thì tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp Nam bộ, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã nuôi thành công 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên.

15/08/2013
Trồng Gừng Thu Lãi Cao Trồng Gừng Thu Lãi Cao

Nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang vào vụ thu hoạch gừng trên đất cồn với lợi nhuận khá cao. Hiện, giá gừng khoảng 21.000 - 23.000 đồng/kg (năng suất bình quân khoảng 2 tấn/công), sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân còn lãi từ 15 đến 18 triệu/công.

15/08/2013
Tập Huấn TOT Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tập Huấn TOT Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Từ ngày 6/8-10/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng”. Có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp tỉnh, huyện và nông dân nuôi tôm ở 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham gia lớp tập huấn.

15/08/2013
Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

15/08/2013