Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lươn trong bể xi măng dễ làm mà lãi khá

Nuôi lươn trong bể xi măng dễ làm mà lãi khá
Ngày đăng: 28/10/2015

Bà Mã Thị Bông (63 tuổi), ở ấp An Phú, xã An Long đã tận dụng diện tích đất trống quanh nhà xây 6 cái bể diện tích 120m2.

Phía đáy hồ, bà Bông cho phủ một lớp bùn, rồi bơm nước vào bể và thả lươn giống vào nuôi.

Ở 4 góc bể, bà treo 4 bó cây xanh làm thức ăn cho lươn.

Bên trên mặt nước bể được phủ kín bởi một mảng lục bình và các loại cây bắp (ngô) tạo bóng mát để lươn có nơi trú ẩn.

Mỗi góc bể chừa một khoảng trống nhỏ để bỏ thức ăn cho lươn.

 

Bà Mã Thị Bông, xã An Long “khoe” những con lươn béo chuẩn bị xuất bán.

“Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm và cá tạp, cua, ốc bươu vàng đã nấu chín.

Lúc đầu, thả lươn giống vào một bồn ương.

Một tháng sau, ta tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh rồi thả vào 6 bể để nuôi thương phẩm.

Thức ăn điều chỉnh tăng lên theo quá trình sinh trưởng của lươn...” - bà Bông chia sẻ kinh nghiệm.

Cuối tháng 7.2015, bà Bông cho tát bể, thu hoạch được hơn 1.200kg lươn thương phẩm, bán giá bình quân 123.000 đồng/kg, thu nhập gần 150 triệu đồng.

Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, bà Bông còn lãi hơn 30 triệu đồng.

Thành công lứa đầu đã khích lệ bà Bông nuôi tiếp 8.200 con lươn giống trong 9 bể xi măng.

“Năm nay thức ăn rẻ, nuôi thuận lợi, con lươn mau lớn, ít bệnh, chắc lứa tới vẫn lời…” - bà Bông tin tưởng.

Toàn huyện Tam Nông hiện có trên 100 hộ đang nuôi lươn trong hơn 300 bể, bồn lót bạt.

Ông Lê Phước Thiện - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Tam Nông cho biết: “

Với sự thành công của nhiều hộ hội viên, sắp tới chúng tôi sẽ chỉ đạo Hội ND cơ sở tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình nuôi lươn trong mùa nước nổi.

Bên cạnh đó, Hội cũng sẽ tích cực phối hợp với các ngân hàng giúp bà con vay vốn đầu tư xây dựng mô hình nuôi lươn”.


Có thể bạn quan tâm

Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc? Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

30/08/2014
Hậu Giang Thả 3.000 Con Tôm Càng Xanh Xuống Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Thả 3.000 Con Tôm Càng Xanh Xuống Kênh Xáng Xà No

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.

22/08/2014
Bà Con Huyện Đầu Nguồn An Phú Khai Thác Thủy Sản Mùa Nước Nổi Bà Con Huyện Đầu Nguồn An Phú Khai Thác Thủy Sản Mùa Nước Nổi

Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.

22/08/2014
Năm 2015, Phấn Đấu Tổng Sản Lượng Lương Thực Có Hạt Đạt 1, 6 Triệu Tấn Trở Lên Năm 2015, Phấn Đấu Tổng Sản Lượng Lương Thực Có Hạt Đạt 1, 6 Triệu Tấn Trở Lên

Ngày 29-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2015, phương án sản xuất vụ đông năm 2014-2015.

30/08/2014
Tỷ Phú Cá Chình Đất Mũi Tỷ Phú Cá Chình Đất Mũi

Khi mới đưa con cá chình về vùng Đất Mũi Cà Mau của mình để nuôi, ông bị vợ phản đối, vì nhỡ có thất bại, lấy gì mà sống. Giờ thành tỷ phú nhờ nuôi cá chính rồi, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ngụ phường Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vẫn khiêm nhường và tiếp tục giúp đỡ những người khác cùng nuôi cá chình để vươn lên làm giàu.

22/08/2014