Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lươn Trong Bể... Bê Tông, Thu Tiền Triệu

Nuôi Lươn Trong Bể... Bê Tông, Thu Tiền Triệu
Ngày đăng: 11/01/2014

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.

Ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm (TP. Cà Mau), ông Nguyễn Văn Hoàng là người tiên phong phát triển mô hình nuôi lươn trong bể bê tông. Trước đó, qua tìm hiểu, ông Hoàng tìm được đầu mối cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật nuôi lươn trong bể bê tông từ ông Đoàn Kim Sơn - chủ trại giống Sơn Ca ở ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM).

Ông Hoàng cho biết, đợt đầu tiên ông mua 100kg lươn giống thả nuôi trong 2 bể, diện tích mỗi bể 6m2. Sau 4 tháng nuôi, lươn tăng từ 20 con/kg lên 3 con/kg và có thể thu hoạch. Hiện, giá lươn trên thị trường khoảng 130.000 đồng/kg, ông Hoàng cũng không phải mang lươn đi tiêu thụ mà có xe của trang trại Sơn Ca đến tận nơi thu mua.

Ông Hoàng hào hứng chia sẻ: “Trước mắt với 2 bể đang nuôi, tui thấy rất khả quan, chừng vài hôm nữa là có thể thu hoạch. Ước tính sau khi trừ chi phí, tui cũng lời ít nhất 30 triệu đồng. Hiện tui đã xây thêm 5 bể nuôi để chuẩn bị thả thêm 300kg giống”.

Cũng theo ông Hoàng, kỹ thuật nuôi lươn rất đơn giản. Mỗi đợt thả nuôi, chỉ cần cho nước vào bể, ngâm cho nước có độ nhớt nhằm tạo môi trường sinh sống thuận lợi cho lươn. Cần chú ý với lươn dưới 2 tháng nuôi thì phải thay nước mỗi ngày 1 lần, sau đó thay nước 2 lần/ngày, sáng từ 6 - 7 giờ, chiều từ 4 - 5 giờ.

Lươn là loài ăn tạp nên thức ăn không quá kén chọn, có thể cho lươn ăn các loại cá biển, cá phi. Với 100kg lươn giống, lượng thức ăn khoảng 4 kg/ngày, hỗn hợp thức ăn được xay nhuyễn với tỷ lệ 30% cám viên và 70% cá. Ông Hoàng cho biết thêm: Hiện giá cá phi khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg, cá biển 5.000 - 6.000 đồng/kg. Nếu mua được thức ăn cho lươn rẻ thì bà con sẽ càng lời nhiều. Hiện tui đã thả nuôi cá phi tại nhà để tiện cung cấp thức ăn cho lươn và giảm chi phí.

Ông Dương Văn Nhất – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cà Mau cho biết: “Nuôi lươn trong bể bê tông là một mô hình mới nhưng đã bước đầu cho thấy có hiệu quả hơn so với mô hình nuôi lươn trong bùn truyền thống. Hiện Hội Nông dân TP.Cà Mau cũng đang theo dõi chặt chẽ mô hình và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.


Có thể bạn quan tâm

Sim Rừng Phú Quốc Giá 100.000 Đồng/kg Ở Hà Nội Sim Rừng Phú Quốc Giá 100.000 Đồng/kg Ở Hà Nội

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.

24/07/2014
Nguy Cơ Mất Nhiều Thương Hiệu Nông Sản Việt Nguy Cơ Mất Nhiều Thương Hiệu Nông Sản Việt

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.

05/08/2014
Thuỷ Sản Nước Lợ Được Mùa, Được Giá Thuỷ Sản Nước Lợ Được Mùa, Được Giá

Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.

25/07/2014
Nhật Làm Ăn Lớn Với Ngư Dân Việt Nam Nhật Làm Ăn Lớn Với Ngư Dân Việt Nam

Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.

05/08/2014
Khi Nông Sản Gặp Thời Rớt Giá Khi Nông Sản Gặp Thời Rớt Giá

Những năm qua, nhiều loại cây nông sản chủ lực của tỉnh Bình Phước liên tục rớt giá, khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Nhiều hộ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt rồi bế tắc không biết trồng cây gì. Do đó, ngành chức năng cần định hướng và chính nông dân phải biết tính toán trước khi chuyển đổi, chọn loại cây phù hợp.

25/07/2014