Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lươn Không Cần Bùn

Nuôi Lươn Không Cần Bùn
Ngày đăng: 20/06/2012

Trong lần thăm mô hình nuôi lươn không cần bùn ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hoàng ở Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định nuôi lươn theo cách này.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng kể, trước đây ông cũng nuôi lươn trong bể bùn như bao hộ khác, nhưng trong quá trình nuôi ông thấy nuôi lươn trong bể bùn có nhiều hạn chế như: Đi lấy bùn khó; không quản lý, theo dõi được quá trình sinh trưởng phát triển, không phát hiện bệnh kịp thời để điều trị cũng như quản lý số lượng của lươn.

Ông tìm tòi và thử nghiệm nuôi lươn trong bể không bùn và đã cho kết quả khả quan. Từ thành công này, năm 2009 ông bắt đầu chuyển hẳn sang nuôi lươn không bùn và mở rộng diện tích từ vài hồ đến nay lên 16 hồ.

Theo kinh nghiệm của ông Hoàng, hồ nuôi lươn không nên xây lớn quá (diện tích từ 6-8m2/hồ) để giúp việc theo dõi, quản lý lươn dễ dàng. Đáy và thành hồ tốt nhất là lót gạch men nhằm hạn chế sây sát da lươn gây ghẻ lở; thành hồ lát gạch cao 40cm; mỗi hồ có một lỗ thoát nước 10cm, xung quanh ống thoát đặt thêm ống bảo hiểm to hơn ống thoát để lươn thoát theo nước ra ngoài khi xả nước; trong hồ có những tấm vạt tre để lươn ngoi lên thở; trong hồ không thả lục bình hay bất cứ vật gì khác; có trại che nắng giữ nhiệt độ trong nước ổn định.

Ông Hoàng cho biết, nguồn lươn giống ông mua từ các tỉnh miền Tây giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Lươn con mới bắt về được sát trùng bằng dung dịch muối nồng độ 2-3% trong 5-10 phút và thuốc tím 10 - 20g/m3 từ 15 - 30 phút để loại trừ ký sinh trùng và sát trùng vết thương do sây sát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển. Lươn mới bắt về, nuôi trong bể ương khoảng 10-15 ngày để theo dõi, phân loại và loại bỏ những con chết, sau đó mới đưa ra bể nuôi. Mật độ nuôi 500-600 con lươn/m2 (100kg/6m2 ).

Theo ông Hoàng, cho lươn ăn tốt nhất lúc chiều tối, thức ăn bằng 1-1,5% tổng trọng lượng lươn/ngày, thức ăn thả trực tiếp lên các tấm vạt và theo dõi lươn ăn; sau khi lươn ăn 10-15 phút, thức ăn thừa vớt ra khỏi hồ để không ô nhiễm nước. Lươn có tập quán ăn dơ nhưng ở sạch nên mỗi ngày ông phải thay nước một lần vào buổi sáng.

Lươn nuôi 6 tháng được thu hoạch (trọng lượng 3 con/kg). Ông Hoàng tiết lộ, hiện trong hồ của ông có khoảng 6 - 6,5 tấn lươn, với giá bán hiện nay 120.000 đồng/kg, trừ chi phí ông lãi hơn 200 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá

Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.

13/06/2013
Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối

Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.

05/07/2013
Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua

Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.

13/06/2013
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Chú Trọng Sản Xuất Quy Mô Lớn Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Chú Trọng Sản Xuất Quy Mô Lớn

Vấn đề quan trọng hiện nay là việc triển khai đề án này cần được thực hiện như thế nào. NTNN đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý.

14/06/2013
Ba Huyện Ven Biển Trúng Mùa Tôm Ba Huyện Ven Biển Trúng Mùa Tôm

Ông Lê Thành Nam - Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, sau Tết Nguyên đán - 2013, nắng nóng kéo dài khiến 48 ao nuôi tôm bị thiệt hại khoảng 37ha. Hầu hết tôm nuôi công nghiệp dễ bị chết, tôm nuôi quảng canh ít chết, không tốn thức ăn.

07/07/2013