Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lươn không bùn một hướng làm ăn mới ở Quảng Yên Quảng Ninh

Nuôi lươn không bùn một hướng làm ăn mới ở Quảng Yên Quảng Ninh
Ngày đăng: 22/09/2015

Gia đình anh Vũ Văn Tùng (xóm 7, xã Liên Hoà, TX Quảng Yên) là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn.

Để thực hiện mô hình này, anh Tùng đã vào tận Thanh Hoá mua giống, học kỹ thuật nuôi. Bước đầu nuôi thử nghiệm chỉ có một bể xi măng diện tích khoảng 7m2, thả 18kg lươn giống, mỗi kg khoảng 20 con.

Hiện số lươn của anh nuôi đang phát triển tốt, sau gần 3 tháng trọng lượng đạt từ 10 - 15 con/kg, khoảng hơn tháng nữa anh sẽ xuất bán.

Anh Vũ Văn Tùng đang kiểm tra lươn nuôi trong bể xi măng của gia đình.

Anh Tùng cho biết, tính từ lúc mua lươn giống đến nay đã được gần 2 tháng rưỡi, lươn giống khoảng từ 80 con/1kg; sau 2 tháng rưỡi đã được khoảng 40 con/1kg. Theo anh Tùng, việc nuôi lươn trong bể xi măng có hiệu quả kinh tế khá mà chi phí lại thấp. Vì thế, sắp tới gia đình sẽ mở rộng quy mô nuôi…

Cũng như vậy, anh Đào Văn Xốp, một hộ gia đình nuôi lươn khác cũng ở xã Liên Hoà, cho biết:

“- Công đoạn nuôi lươn ban đầu là nắm được độ PH của nguồn nước, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, một ngày trung bình cho lươn ăn xong là phải vệ sinh các thức ăn thừa, chất thải của lươn ra ngoài. Nước đầu vào bao giờ cũng phải tuyệt đối bảo đảm. Tới đây một số ô chuồng bỏ không, tôi cũng tiếp tục nuôi lươn…”.

Hiện nay, ở Liên Hoà, có 4 hộ nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn đất đều trong giai đoạn thử nghiệm với diện tích không lớn, mỗi hộ chỉ một vài bể.

Và tới thời điểm này, lươn nuôi ở các gia đình đều phát triển tốt. Mô hình này đã góp phần làm đa dạng hoá các loại vật nuôi trên địa bàn, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống của người dân địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hoà, cho biết: “-Trước mắt mô hình này đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Nếu thành công, đạt hiệu quả cao thì chúng tôi sẽ vận động các hộ dân tham gia mô hình nuôi lươn sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Tôi cũng đề nghị các ngành chức năng tạo điều kiện về con giống, vốn vay, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lươn cho bà con…”


Có thể bạn quan tâm

Điêu Đứng Giá Mía Điêu Đứng Giá Mía

Giá mía năm nay tiếp tục giảm khiến bà con trồng mía trong vùng quy hoạch tập trung tại các xã Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch của huyện Thới Bình (Cà Mau) thua lỗ...

23/10/2014
Chặt Mía Chạy Lũ Chặt Mía Chạy Lũ

Hậu Giang là tỉnh có vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL với 12.600 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, hơn 8.300 ha và đây cũng là địa phương có diện tích mía đang bị nước lũ đe dọa nhiều nhất do nền ruộng trũng, thấp.

23/10/2014
Một Ha Bí Xanh Thu Lãi 180 Triệu Đồng Một Ha Bí Xanh Thu Lãi 180 Triệu Đồng

Cây bí xanh đã được các hộ dân ở huyện Thạch Thành trồng từ nhiều năm nay và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến thăm ruộng bí nhà anh Lê Văn Tám, ở thôn Hợp, xã Thành Hưng đang kỳ thu hoạch, anh cho biết: Vụ thu – đông năm nay gia đình anh trồng 4 sào trên đất màu.

23/10/2014
Kiến Nghị Trữ 200.000 Tấn Cà Phê Để Giữ Giá Kiến Nghị Trữ 200.000 Tấn Cà Phê Để Giữ Giá

Theo Vicofa, nguyên nhân là mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng hai tháng nên nông dân có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí. Nếu đề nghị tạm trữ cà phê được chấp thuận sẽ hạn chế được việc nông dân bán ra nhiều khiến giá giảm.

24/10/2014
Bàn Cách Diệt ‘Rau Sâu’ Để Xuất Khẩu Sang EU Bàn Cách Diệt ‘Rau Sâu’ Để Xuất Khẩu Sang EU

EU là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn và rất khó tính. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rau quả nhập vào EU phải đạt năm tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

24/10/2014