Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lươn không bùn

Nuôi lươn không bùn
Ngày đăng: 09/04/2015

Mô hình hiệu quả

Dự án nuôi “Lươn không bùn” do Phòng Kinh tế Phan Thiết làm chủ dự án, được thực hiện từ tháng 9/2014. Khi đó, chị Nguyễn Thị Thu Sương được chọn để dự án hỗ trợ con giống. Với bề ngoài hoạt bát, chị Sương không ngần ngại chia sẻ: “Trước đây gia đình chủ yếu làm nông, chủ yếu là trồng đậu, mè, nuôi heo. Nhưng lớn tuổi rồi, nuôi heo cực quá. Khi được Hội Nông dân xã giới thiệu và hỗ trợ giống nên bắt tay vào làm thử, rồi thành công đến thôi”.

Mô hình không phải là mới, nhiều tỉnh phía Bắc đã có nhiều tỷ phú về nuôi “lươn không bùn”, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã nuôi đại trà. Nhưng lần đầu tiên đến với mô hình, chị Sương cũng lo lắm. Vợ chồng chị bắt tay vào xây dựng chuồng trại, với 3 hồ nuôi lươn không bùn. Thời điểm dự án triển khai, mỗi hồ thí điểm nuôi 30 kg lươn giống.

Nuôi lươn không bùn không đòi hỏi công sức chăm sóc nhiều như nuôi heo. Mỗi ngày, chỉ cần dành 1 tiếng đồng hồ thay nước và cho lươn ăn. Thức ăn của lươn “hơi khó” một chút vì phải cá tươi xay nhuyễn trộn với cám thực phẩm. “Mình được cái ở gần biển, nên cá tươi luôn có, chứ nếu cá sình thì lươn sẽ mắc bệnh” - chị Sương nói.

Trước tết, với chu kỳ sau hơn 4 tháng, chị Sương đã thu hoạch được 3 tạ lươn, giá bán sỉ 120 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị Sương thu về khoảng 15 triệu đồng. Còn lại một số đang bán lẻ và bỏ mối ở chợ. Đến thời điểm này lươn vẫn có giá trị kinh tế và nguồn cung vẫn chưa đủ cầu.

Không chỉ nuôi lươn không bùn, chị Sương còn kết hợp nuôi thả 8 kg cá trê, bằng cách xây hồ thấp hơn hồ nuôi lươn, sau đó tận dụng nguồn nước xả và thức ăn thừa của lươn để làm thức ăn cho cá. Giá cá trê bán sỉ hiện nay 30.000 đồng/kg, bán lẻ là 40.000 đồng/kg. “Tính ra, cá trê vậy mà lãi khá hơn” - chị Sương nói.

Nhiều nơi học nghề

Sau đợt nghiệm thu vừa qua, mô hình này được nhiều nông dân tìm đến nhờ chị chia sẻ kinh nghiệm. Vốn là người cởi mở chị Sương cũng chẳng giấu nghề. Cái khó của nuôi lươn không bùn là phải kỹ, phát hiện lươn có triệu chứng trầy da hay nổi mẩn đỏ là lập tức vớt ra, chăm sóc riêng, pha thuốc để dưỡng, sau 3 ngày mới thả lại vào hồ.

Ông Lê Văn Minh - Trưởng Phòng Kinh tế Phan Thiết, cho biết: Đây là mô hình được thực hiện thành công và đang được nhân rộng. Đến nay, có nhiều địa phương ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và một số hộ dân ở Mũi Né vào tìm hiểu để thực hiện. “Gia đình cũng tiếp nhiều người đến tham quan, vợ chồng tôi sẵn sàng chia sẻ” - chị Sương nói.

Từ khi làm mô hình này, vợ chồng chị có đồng ra đồng vào, cuộc sống khá ổn. Dự định của chị Sương sẽ mở rộng mô hình qua việc xây dựng thêm một hồ lớn gấp ba lần hồ trước. Đợt này sẽ thả 2,7 tạ lươn giống. Cùng với đó, chị Sương đang ấp ủ thực hiện nuôi lươn vàng, vì những lợi thế sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao và cũng là hướng đi để đưa kinh tế gia đình khá hơn.


Có thể bạn quan tâm

Bất Lực Nhìn Cá Chết Hàng Loạt Bất Lực Nhìn Cá Chết Hàng Loạt

Liên tiếp những ngày qua, nhiều người dân nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, P. Thọ Quang, TP Đà Nẵng thấp thỏm như ngồi trên lửa bởi cá chết hàng loạt, tính ra thiệt hại mỗi ngày khoảng 50 triệu đồng. Lại một lần nữa vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản an toàn được đặt ra với một TP biển như Đà Nẵng.

18/07/2013
Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ở Cà Mau Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ở Cà Mau

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

25/03/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Bắp Lai Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Bắp Lai

Thực hiện phát triển luân canh cây hoa màu trên đất lúa không chỉ làm tăng độ phì nhiêu cho đất mà còn góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân.

18/07/2013
Những Triệu Phú Chuối Dưới Tán Rừng Những Triệu Phú Chuối Dưới Tán Rừng

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh có nguồn thu rất cao từ cây chuối. Đặc biệt là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Nhờ trồng chuối mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

27/06/2013
Hòa An Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp Hòa An Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp

Để khai thác hiệu quả hơn 6.900 ha đất canh tác, tăng hệ số quay vòng đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, mấy năm gần đây, huyện Hòa An đã huy động vốn từ các chương trình, dự án và nhân dân mua các loại thiết bị, máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

27/06/2013