Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lươn Hiệu Quả Gấp 4 Lần Trồng Lúa

Nuôi Lươn Hiệu Quả Gấp 4 Lần Trồng Lúa
Ngày đăng: 05/07/2014

Phong trào nuôi lươn thương phẩm trong bồn ở An Giang mang lại hiệu quả cao gấp 4 lần so với trồng lúa.

Mô hình này được nhân rộng giúp người dân cải thiện cuộc sống.

Nuôi lươn trong bồn không chiếm nhiều diện tích. Có thể tận dụng trước nhà, sau vườn hay dưới sàn nhà làm bồn nuôi lươn. Chi phí nuôi lươn trong bồn rất thấp. Xã Tân An, thị xã Tân Châu phát triển mạnh mô hình nuôi này với hàng trăm hộ tham gia nuôi, hộ nuôi nhiều nhất từ 6 - 10 bồn, ít nhất cũng 1 - 2 bồn.

Anh Trần Văn Tấn ở ấp Tân Hậu A1, xã Tân An cho biết, anh nuôi 3 bồn lươn chi phí chỉ vài triệu đồng. Sau 8 - 9 tháng thu hoạch có thể thu lãi hàng chục triệu đ/bồn. Nếu cùng số vốn trên nuôi các loại hay trồng rau màu thì hiệu quả kinh tế không bằng.

Trước đây gia đình anh Tấn chuyên nuôi cá bè. Hai năm gần đây, tận dụng diện tích đất dưới sàn nhà, anh đầu tư 5 bồn nuôi lươn đã thu lãi hai vụ trên 45 triệu đồng. Tính ra lãi rất nhiều lần so với trồng lúa lại ít tốn công chăm sóc.

Ấp Tân Hậu A2, xã Tân An xuất phát mô hình nuôi lươn trong bồn. Từ đó ấp đã thành lập hai tổ hợp tác nuôi lươn thương phẩm, thương lái đến tận nhà bao tiêu sản phẩm.

Anh Đặng Văn Tỷ, tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn, ấp Tân Hậu A2 phấn khởi cho biết, cả ấp có 2 tổ hợp tác với hơn 100 hộ tham gia mô hình nuôi lươn bồn (mỗi bồn nuôi 4 x 6m). Các hộ nuôi lươn thương phẩm nhiều nhất (15 bồn) là hộ chị Trần Thị Lan, Phan Thị Phụng trừ chi phí mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng. Do giống lươn nuôi được bắt từ tự nhiên nên thịt rất ngon.

Anh Võ Bá Đương ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người đầu tiên nuôi lươn ở vùng này, cho biết: "Trước kia nơi đây đa số các hộ sống bằng nghề nông. Nay đã hình thành một làng nuôi lươn với gần 200 hộ SX.

Gia đình tôi đã đầu tư 9 bồn nuôi lươn, mỗi bồn thả 1.000 con. Trước khi thả nuôi tôi lựa thật kỹ từng con, kích cỡ bằng nhau để tránh tình trạng hao hụt lươn lớn ăn lươn bé. Lươn giống chủ yếu khai thác tự nhiên, sau 8 tháng nuôi cho thu mỗi bồn từ 380 - 400 kg lươn thương phẩm. Trừ chi phí nuôi còn lãi khoảng 100 triệu đ/năm".

Anh Đương cho biết thêm: "Kỹ thuật xây bồn nuôi lươn khá đơn giản. Chỉ cần 30 - 40 m2 nilon loại không thấm nước có thể làm bồn thả nuôi từ 1.000 - 1.200 con, tương đương khoảng 60 - 70 kg lươn giống, chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, lượng nước trong bồn cao 5 tấc, đất bỏ vào bồn phải là đất ruộng, thả lục bình để làm mát cho lươn...".


Có thể bạn quan tâm

Rừng dẻ Lục Nam Rừng dẻ Lục Nam

Hiếm nơi nào có được rừng dẻ tự nhiên có tuổi đời ngót trăm năm như các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lục Nam (Bắc Giang).

03/10/2015
Phân bón Văn Điển cho cây thanh long Phân bón Văn Điển cho cây thanh long

Thanh long là cây có giá trị kinh tế cao, đầu ra thuận lợi, vừa tiêu thụ nội địa vừa xuất khẩu nên trong những năm gần đây diện tích cây trồng này phát triển nhanh.

03/10/2015
Đánh kẻng gọi lợn rừng Đánh kẻng gọi lợn rừng

Chiều sâm sẩm, tiếng kẻng sắt vang vọng khắp núi rừng Tam Đảo. Từ trên núi, từng đàn lợn rừng ước tính hàng trăm con lục tục kéo về một khu trang trại rộng gần chục ha.

03/10/2015
Tập huấn nuôi ngan Tập huấn nuôi ngan

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi ngan cho 100 hộ nông dân ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương.

03/10/2015
Hiệu quả mô hình chứng nhận GAP Hiệu quả mô hình chứng nhận GAP

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức tọa đàm “Hiệu quả các mô hình chứng nhận GAP” với hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân tham dự.

03/10/2015