Nuôi Lươn Hiệu Quả Gấp 4 Lần Trồng Lúa

Phong trào nuôi lươn thương phẩm trong bồn ở An Giang mang lại hiệu quả cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Mô hình này được nhân rộng giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Nuôi lươn trong bồn không chiếm nhiều diện tích. Có thể tận dụng trước nhà, sau vườn hay dưới sàn nhà làm bồn nuôi lươn. Chi phí nuôi lươn trong bồn rất thấp. Xã Tân An, thị xã Tân Châu phát triển mạnh mô hình nuôi này với hàng trăm hộ tham gia nuôi, hộ nuôi nhiều nhất từ 6 - 10 bồn, ít nhất cũng 1 - 2 bồn.
Anh Trần Văn Tấn ở ấp Tân Hậu A1, xã Tân An cho biết, anh nuôi 3 bồn lươn chi phí chỉ vài triệu đồng. Sau 8 - 9 tháng thu hoạch có thể thu lãi hàng chục triệu đ/bồn. Nếu cùng số vốn trên nuôi các loại hay trồng rau màu thì hiệu quả kinh tế không bằng.
Trước đây gia đình anh Tấn chuyên nuôi cá bè. Hai năm gần đây, tận dụng diện tích đất dưới sàn nhà, anh đầu tư 5 bồn nuôi lươn đã thu lãi hai vụ trên 45 triệu đồng. Tính ra lãi rất nhiều lần so với trồng lúa lại ít tốn công chăm sóc.
Ấp Tân Hậu A2, xã Tân An xuất phát mô hình nuôi lươn trong bồn. Từ đó ấp đã thành lập hai tổ hợp tác nuôi lươn thương phẩm, thương lái đến tận nhà bao tiêu sản phẩm.
Anh Đặng Văn Tỷ, tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn, ấp Tân Hậu A2 phấn khởi cho biết, cả ấp có 2 tổ hợp tác với hơn 100 hộ tham gia mô hình nuôi lươn bồn (mỗi bồn nuôi 4 x 6m). Các hộ nuôi lươn thương phẩm nhiều nhất (15 bồn) là hộ chị Trần Thị Lan, Phan Thị Phụng trừ chi phí mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng. Do giống lươn nuôi được bắt từ tự nhiên nên thịt rất ngon.
Anh Võ Bá Đương ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người đầu tiên nuôi lươn ở vùng này, cho biết: "Trước kia nơi đây đa số các hộ sống bằng nghề nông. Nay đã hình thành một làng nuôi lươn với gần 200 hộ SX.
Gia đình tôi đã đầu tư 9 bồn nuôi lươn, mỗi bồn thả 1.000 con. Trước khi thả nuôi tôi lựa thật kỹ từng con, kích cỡ bằng nhau để tránh tình trạng hao hụt lươn lớn ăn lươn bé. Lươn giống chủ yếu khai thác tự nhiên, sau 8 tháng nuôi cho thu mỗi bồn từ 380 - 400 kg lươn thương phẩm. Trừ chi phí nuôi còn lãi khoảng 100 triệu đ/năm".
Anh Đương cho biết thêm: "Kỹ thuật xây bồn nuôi lươn khá đơn giản. Chỉ cần 30 - 40 m2 nilon loại không thấm nước có thể làm bồn thả nuôi từ 1.000 - 1.200 con, tương đương khoảng 60 - 70 kg lươn giống, chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, lượng nước trong bồn cao 5 tấc, đất bỏ vào bồn phải là đất ruộng, thả lục bình để làm mát cho lươn...".
Có thể bạn quan tâm

EU, Hàn Quốc đã cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Mỹ cũng đang xem xét việc này. Trong khi đó, ở nước ta, nhiều loại kháng sinh vẫn đang được trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, trong đó, có những loại mà nhiều nước đã sớm ra lệnh cấm trước khi cấm toàn bộ các loại kháng sinh.

Sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ở khu vực ĐBSCL được nhiều nhà vườn áp dụng thành công với giá trị, sản lượng nâng lên đáng kể và đã tiêu thụ được ở nhiều thị trường trong, ngoài nước.

Vào một đêm ở Trường Sa, con tàu của thuyền trưởng Võ Lung (xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang bật đèn để cá quy tụ. Bạn chài đều ngủ. Ông thuyền trưởng thì ôm bánh lái, tai vểnh lên dò âm thanh lạo xạo từ chiếc máy Icom. “Chỉ cần nghe có cá thu, cá ngừ trên Icom... là mình truy cho tới cùng. Nếu đoán không được thì mua tin” – anh Lung cho biết.

Những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa 1 vụ không ăn chắc sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá (Thuận Thành - Bắc Ninh).

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), các nhà khoa học thuộc Phòng Chọn tạo giống của Viện đã lai tạo thành công thêm một giống thanh long mới có giá trị kinh tế cao. Đó là giống thanh long ruột tím hồng có ký hiệu LĐ5.