Nuôi Lươn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Đạt Lãi Cao

Hiện nay, tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) mô hình nuôi lươn trong bể có lót bạt nilon, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất và lợi nhuận khá.
Lươn là loài thủy sản dễ nuôi, ít bị bệnh, chi phí đầu tư thấp. Trung bình một bể rộng 18m2 bà con nông dân thả 800 - 1.000 con lươn giống, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp nên lươn lớn nhanh, đồng đều, tỷ lệ lươn loại I đạt 60%, sau 7 - 8 tháng nuôi có thể cho thu hoạch 150kg lươn thương phẩm.
Anh Nguyễn Văn Xô ở ấp Long Thành, xã Phú Thành A, thả nuôi 3.000 con lươn giống trong 4 bể rộng 70m2. Sau 8 tháng nuôi, anh thu hoạch được 600kg lươn thịt, bán với giá 107 ngàn đồng/kg trừ chi phí anh lời 20 triệu đồng.
Được biết, trên địa bàn huyện Tam Nông có 20 hộ nuôi lươn theo mô hình trên, với số lượng hơn 70 bể, sản lượng gần 11 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng đang bước vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Theo các chủ vườn, năm nay loại trái cây này không chỉ được mùa mà còn được giá.

Từ bòn bon, măng cụt, bơ đến cả mãng cầu (na) trong nước đều đang lép vế hoàn toàn so với các loại trái cây nhập khẩu cùng loại.

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm trên cây mía và chưa có thuốc BVTV đặc trị.

Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.

Hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cà phê, trái cây đã có bước tiến khi dần chuyển dịch sang sản xuất chất lượng cao. Tuy nhiên, chất lượng vẫn ở mức thấp và khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.