Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Để triển khai mô hình, anh Tùng xây dựng chuồng nuôi có diện tích 75m2 với hệ thống trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật.
Theo đó, nền chuồng xi măng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4cm, khoảng cách 2 lỗ 30cm, sử dụng hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót. Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men; máng ăn tự động (đối với chuồng lớn), máng xây (đối với chuồng nhỏ) đặt cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Dùng máng dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. Con giống khi thả vào nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy định; trọng lượng heo giống bình quân 15 kg/con, lợn khi xuất chuồng đạt trung bình 97 kg/con.
Theo tính toán của chủ trang trại và những người thực hiện mô hình cho thấy nuôi lợn trên đệm lót sinh học mang lại nhiều hiệu quả cao như tỷ lệ sống cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tiết kiệm nước, công lao động, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Chị Hoàng Thị Kim Hoa, kỹ sư chăn nuôi thú y của Phòng NN-PTNT H.Quảng Ninh, công nghệ biogas được áp dụng phổ biến để xử lý môi trường nhưng đã bộc lộ những nhược điểm như tiêu hao quá nhiều nước, vi khuẩn chưa được khống chế hiệu quả, gây nguy cơ cao về bệnh truyền nhiễm và bệnh xương khớp, đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn.
Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã ưu việt hơn, phân và nước tiểu hầu như bị tiêu hủy nên người ta còn gọi là phương pháp chăn nuôi không chất thải.
Có thể bạn quan tâm

Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa phát huy tốt tiềm năng, năng suất, chất lượng các loại cây trồng vật nuôi còn khá thấp so với bình quân chung cả nước. Công tác tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết hiệu quả chưa cao, quản lý sử dụng đất đai còn bất cập…

Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.

Nơi ấy gần cửa biển vốn là vùng bãi bồi hoang dại, cỏ mọc um tùm chỉ có những loài sú, vẹt tồn tại nhưng có một người đã biến vùng hoang vu ấy thành “kho vàng”, anh trở thành tỷ phú từ nghề nuôi ngao biển và cung ứng ngao giống, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân vùng “chân sóng”. Đó là anh Thái Bá Khang ở Sơn Hải - Quỳnh Lưu.

Dịch cúm gia cầm ngày càng diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Vì vậy, ngành thú y các địa phương đang tăng cường các biện pháp chống dịch và đề cao tính chủ động trong phòng dịch.

Với 162 tàu thuyền đánh bắt hải sản (trong đó có 40 tàu đánh bắt xa bở và mỗi tàu công suất 380 - 450 CV), phường Nghi Thủy trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ở TX Cửa Lò về khai thác kinh tế biển.