Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học
Ngày đăng: 30/07/2015

Để triển khai mô hình, anh Tùng xây dựng chuồng nuôi có diện tích 75m2 với hệ thống trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật.

Theo đó, nền chuồng xi măng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4cm, khoảng cách 2 lỗ 30cm, sử dụng hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót. Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men; máng ăn tự động (đối với chuồng lớn), máng xây (đối với chuồng nhỏ) đặt cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Dùng máng dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. Con giống khi thả vào nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy định; trọng lượng heo giống bình quân 15 kg/con, lợn khi xuất chuồng đạt trung bình 97 kg/con.

Theo tính toán của chủ trang trại và những người thực hiện mô hình cho thấy nuôi lợn trên đệm lót sinh học mang lại nhiều hiệu quả cao như tỷ lệ sống cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tiết kiệm nước, công lao động, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Chị Hoàng Thị Kim Hoa, kỹ sư chăn nuôi thú y của Phòng NN-PTNT H.Quảng Ninh, công nghệ biogas được áp dụng phổ biến để xử lý môi trường nhưng đã bộc lộ những nhược điểm như tiêu hao quá nhiều nước, vi khuẩn chưa được khống chế hiệu quả, gây nguy cơ cao về bệnh truyền nhiễm và bệnh xương khớp, đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn.

Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã ưu việt hơn, phân và nước tiểu hầu như bị tiêu hủy nên người ta còn gọi là phương pháp chăn nuôi không chất thải.


Có thể bạn quan tâm

Thận Trọng Khi Sử Dụng Giống Tiêu Ghép Thận Trọng Khi Sử Dụng Giống Tiêu Ghép

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nhập khá nhiều giống tiêu ghép không rõ nguồn gốc để bán và trồng đại trà. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có một cơ sở nào cho thấy giống tiêu ghép này sẽ đem lại hiệu quả cao và có thể thay thế các giống tiêu hiện tại.

26/04/2014
Đồng Tháp Lao Đao Tìm Đầu Ra Cho Trái Cây Khi Vào Chính Vụ Đồng Tháp Lao Đao Tìm Đầu Ra Cho Trái Cây Khi Vào Chính Vụ

Từ đầu tháng 3 - 5 âm lịch là thời điểm một số loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ. Hiện nay, dù chỉ mới đầu mùa nhưng các mặt hàng trái cây đang rớt giá thê thảm, khiến nhà vườn phải lao đao vì không thể xoay sở đầu ra cho vườn cây ăn quả nhà mình.

26/04/2014
Đào Pháp Được Mùa, Được Giá Đào Pháp Được Mùa, Được Giá

“Khác với nhiều năm, đào Pháp chín sớm ở Bắc Hà (Lào Cai) năm nay đạt năng suất cao, lại bán được giá, người nông dân trồng đào phấn khởi vì có thu nhập khá từ giống cây ăn quả mới được du nhập vào địa phương”- ông Nguyễn Xuân Giang- Phó phòng kinh tế huyện này cho biết.

26/04/2014
Hiệu Quả Kép Từ Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Bằng Năng Lượng Mặt Trời Hiệu Quả Kép Từ Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Bằng Năng Lượng Mặt Trời

Tiết kiệm chi phí 70 triệu đồng/năm, tiết tiệm nguồn nước tưới, năng suất tăng 10%, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng… Đó là hiệu quả mang lại sau 3 năm, kể từ khi vườn thanh long của ông Võ Ngọc Diệp (Sáu Diệp), Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) thanh long Lương Phú (Lương Phú C, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang) được Công ty Mono Energy (Úc) đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời.

26/04/2014
Trồng Chanh Không Hạt Hướng Chuyển Đổi Cây Trồng Tích Cực Trồng Chanh Không Hạt Hướng Chuyển Đổi Cây Trồng Tích Cực

Trồng chanh không hạt đang được nông dân ở ấp Bình Phú, xã An Phú (TX. Bình Long, Bình Phước) thử nghiệm và bước đầu cho hiệu quả tốt.

26/04/2014