Nuôi Lợn Nhận Lương

Nói về thành công trong việc xây dựng kinh tế trang trại ở xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) không thể không nhắc đến ông Phùng Văn Chính (thôn Tân Phú).
Trước đây, nguồn thu chính của gia đình ông Chính dựa vào mấy sào ruộng, thu nhập không đủ, ông luôn suy nghĩ tìm cách “đuổi” đói nghèo. Năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Chính chuyển diện tích đất ruộng của gia đình và mua thêm đất của xã để xây dựng trang trại nuôi lợn. Thời điểm đó, ông được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Thái Lan (Công ty CP) chọn tham gia mô hình liên kết chăn nuôi lợn.
“Liên kết với Công ty CP, tôi chỉ cần đầu tư chuồng trại, công ty sẽ cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y. Mỗi đợt thu hoạch, tôi được hưởng lợi nhuận 3.000 đồng/kg, nếu thiệt hại thì công ty sẽ chịu hoàn toàn chi phí”- ông Chính kể.
Sau đó, ông được cán bộ Hội ND xã hướng dẫn làm đơn vay vốn của Ngân hàng NNPTNT. Khi đã có vốn, ông đầu tư xây dựng chuồng trại rồi nhận 1.000 con lợn thịt của Công ty CP về nuôi trên diện tích 1.600m2. Ông Chính cho biết: “Để lợn phát triển nhanh và đạt trọng lượng cao, phải cho chúng ăn theo tiêu chuẩn, giữ vệ sinh chuồng trại, hạn chế tiếp xúc với người lạ để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh”.
Để không thất bại, ông thuê kỹ sư, bác sĩ thú y về giám sát trong quá trình chăn nuôi. Định kỳ hàng tháng Công ty CP cũng cử người xuống trang trại kiểm tra quá trình chăn nuôi, cách làm này đã đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho đôi bên.
Trang trại của gia đình ông Chính gồm 12 ô chuồng, chia thành 2 dãy nhà, thu 4 lứa/năm. Sau khi quyết toán với công ty, ông thu về lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Khi đã có thu nhập, ông không quên ủng hộ kinh phí để xây dựng quê hương. Hàng năm, ông ủng hộ từ 15-20 triệu đồng cho UBND xã đầu tư các chương trình khuyến học; ủng hộ 30% ngày công (quy ra tiền) để làm các công trình đường giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.