Nuôi Lợn Nhận Lương

Nói về thành công trong việc xây dựng kinh tế trang trại ở xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) không thể không nhắc đến ông Phùng Văn Chính (thôn Tân Phú).
Trước đây, nguồn thu chính của gia đình ông Chính dựa vào mấy sào ruộng, thu nhập không đủ, ông luôn suy nghĩ tìm cách “đuổi” đói nghèo. Năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Chính chuyển diện tích đất ruộng của gia đình và mua thêm đất của xã để xây dựng trang trại nuôi lợn. Thời điểm đó, ông được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Thái Lan (Công ty CP) chọn tham gia mô hình liên kết chăn nuôi lợn.
“Liên kết với Công ty CP, tôi chỉ cần đầu tư chuồng trại, công ty sẽ cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y. Mỗi đợt thu hoạch, tôi được hưởng lợi nhuận 3.000 đồng/kg, nếu thiệt hại thì công ty sẽ chịu hoàn toàn chi phí”- ông Chính kể.
Sau đó, ông được cán bộ Hội ND xã hướng dẫn làm đơn vay vốn của Ngân hàng NNPTNT. Khi đã có vốn, ông đầu tư xây dựng chuồng trại rồi nhận 1.000 con lợn thịt của Công ty CP về nuôi trên diện tích 1.600m2. Ông Chính cho biết: “Để lợn phát triển nhanh và đạt trọng lượng cao, phải cho chúng ăn theo tiêu chuẩn, giữ vệ sinh chuồng trại, hạn chế tiếp xúc với người lạ để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh”.
Để không thất bại, ông thuê kỹ sư, bác sĩ thú y về giám sát trong quá trình chăn nuôi. Định kỳ hàng tháng Công ty CP cũng cử người xuống trang trại kiểm tra quá trình chăn nuôi, cách làm này đã đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho đôi bên.
Trang trại của gia đình ông Chính gồm 12 ô chuồng, chia thành 2 dãy nhà, thu 4 lứa/năm. Sau khi quyết toán với công ty, ông thu về lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Khi đã có thu nhập, ông không quên ủng hộ kinh phí để xây dựng quê hương. Hàng năm, ông ủng hộ từ 15-20 triệu đồng cho UBND xã đầu tư các chương trình khuyến học; ủng hộ 30% ngày công (quy ra tiền) để làm các công trình đường giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) không chỉ là một khu du lịch hấp dẫn với phong cảnh thiên nhiên vẫn còn giữ nhiều nét hoang sơ, mà còn được biết đến bởi ghẹ ở đây ngon nổi tiếng. Tuy nhiên, ghẹ Trà Cổ hiện đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, đe doạ tới nguồn lợi đặc sản này...

Ngày 12-7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, cùng đại diện các tỉnh ĐBSCL, các nhà khoa học… đến khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), do Tập đoàn Việt Úc triển khai.

Kể từ ngày 06/8/2015, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên lãnh thổ Việt Nam cần áp dụng các quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 của Bộ NN và PTNT về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều nông hộ trên địa bàn xã Gia Hiệp (Di Linh - Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình nuôi tằm, nuôi bò, nuôi heo kết hợp với trồng trọt… và mới đây, xuất hiện thêm trang trại nuôi dê. Đây là mô hình chăn nuôi hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng.

Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, hưởng ứng phong trào “Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Trung ương Đoàn TNCSHCM, nhiều thanh niên đã hăng hái xung phong vào mảnh đất đầy khó khăn thuộc các xã biên giới Quảng Trực, Quảng Tân, huyện Tuy Đức hiện nay để khai khẩn vùng đất mới. Từ đó, nhiều TNXP đã quyết định gắn bó lâu dài với vùng đất Đắk Nông.