Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Hướng Nạc Hướng Đi Mới Dực Yên (Quảng Ninh)

Nuôi Lợn Hướng Nạc Hướng Đi Mới Dực Yên (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 12/06/2014

Ông Hoàng Trung Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dực Yên (Đầm Hà - Quảng Ninh), đồng thời cũng là Chủ nhiệm CLB Nông trang của xã, cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi lợn hướng nạc đã được người dân xã Dực Yên tập trung nhân rộng. Với thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, thị trường tiêu thụ ổn định, lợn hướng nạc đang là hướng đi mới hiệu quả cho chăn nuôi ở nơi đây.

Ông Lê Văn Biển, thôn Đồng Tâm - một trong những hộ tập trung đầu tư phát triển nuôi lợn hướng nạc với số lượng lớn cho biết: Năm 2013, được người nhà ở Hưng Yên giới thiệu một loại lợn siêu nạc đã được nuôi ở đó cho hiệu quả cao, vì vậy, tôi đến đó để tìm hiểu và đưa giống lợn này về nuôi. Mới đầu, do chưa biết cách chăm sóc nên 3 con nuôi lần đầu đều không thành công.

Với quyết tâm của mình tôi đầu tư xây dựng chuồng trại, tìm hiểu kỹ giống lợn này và mua 12 con giống có trọng lượng tầm 10kg về nuôi. Đợt nuôi này, tôi đã thành công và cho hiệu quả tốt. Chỉ sau 3 tháng, mỗi con lợn có cân nặng từ 80kg đến 1 tạ, tỷ lệ nạc rất cao.

Lợn siêu nạc có nguồn gốc từ Indonexia, chịu nắng, nóng rất kém, thích hợp nuôi kiểu công nghiệp, chỉ cho ăn thức ăn chế biến sẵn, hạn chế rau, củ, quả thông thường. Từ 12 con lợn lứa đầu tiên, hiện nay nhà ông Lê Văn Biển để lại 5 con lợn nái để tái đàn. Cách làm này của gia đình ông Biển vừa không mất chi phí mua giống, lợn đã quen với thời tiết nên việc chăn nuôi cho hiệu quả tốt hơn, giảm rủi ro.

Còn ông Phạm Văn Ca cũng ở thôn Đồng Tâm, là một trong những hộ đang đầu tư nuôi lợn hướng nạc, thay thế lợn địa phương. Ông Ca cho hay: Nhà tôi chăn nuôi gia súc hàng chục năm nay rồi, riêng đàn lợn hàng năm có khoảng 50 con.

Chăn nuôi giống lợn bản địa hiện nay gặp nhiều khó khăn, đầu ra tiêu thụ ít, thời gian chăn nuôi dài, hiệu quả kinh tế không cao. Cuối năm 2013, CLB Nông trang của xã đã hướng dẫn bà con chuyển sang nuôi giống lợn hướng nạc, do vậy, tôi đăng ký mua 5 con lợn nái để gây giống. Hiện nay, đàn lợn này đã sinh sản được 30 con.

Ông Ca chia sẻ thêm: Nuôi giống lợn hướng nạc này phải làm chuồng cao ráo, thoáng mát, có chỗ tắm. Nuôi lợn này thức ăn tiêu tốn ít hơn, thời gian nuôi ngắn, trọng lượng cân nặng gấp đôi lợn thường, trung bình 1 tháng lợn giống thường tăng được khoảng 13-15kg, còn lợn hướng nạc tăng từ 27-30kg.

Theo ông Ca, điều kiện tự nhiên ở đây rất phù hợp với việc nuôi lợn hướng nạc này, lợn phát triển nhanh hơn, có giá thành cao hơn lợn địa phương từ 3 đến 5 giá.

Đánh giá về mô hình này, ông Đặng Văn Vịnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đầm Hà, cho biết: Hiện nay, mô hình nuôi lợn hướng nạc được Hội Nông dân huyện phối hợp với các ban, ngành chuyên môn của tỉnh, huyện xây dựng trên địa bàn xã Dực Yên.

Trước tiên tập trung đàn lợn nái lựa chọn và tạo giống có chất lượng tốt, ổn định, từng bước nhân rộng đáp ứng với điều kiện thực tế của địa phương. Hội cũng đã hỗ trợ 150 triệu đồng của Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, để phát triển mô hình này.

Cùng với đó, CLB Nông trang của xã cũng rất tích cực hỗ trợ, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, để mô hình lợn hướng nạc này phát triển phù hợp, đem lại hiệu quả cao và từng bước đưa mô hình chăn nuôi này thành thế mạnh của Dực Yên.


Có thể bạn quan tâm

Trang trại quý đông hướng đến sự phát triển bền vững Trang trại quý đông hướng đến sự phát triển bền vững

Trong những chủ trang trại đã gặp ở Bình Phước, tôi khá ấn tượng với lão nông Dụng Quý Đông. Ấn tượng về trang trại Quý Đông không phải vì 20 ha cây ăn trái - bởi trên địa bàn tỉnh có những trang trại cả trăm ha - mà là từ cách làm nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như tư duy chiến lược của anh.

24/07/2015
Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

24/07/2015
Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá

Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

24/07/2015
Sầu… vì sầu riêng Sầu… vì sầu riêng

Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Giá mặt hàng nông sản này được các thương lái đặt cọc thu mua tại vườn khá cao. Thế nhưng, người dân vẫn không vui, bởi năm nay, sản lượng sầu riêng giảm nghiêm trọng do bị rụng trái non khi mưa chuyển mùa.

24/07/2015
Thâm canh gần 15.000 ha dừa Thâm canh gần 15.000 ha dừa

Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được vùng trồng chuyên canh dừa gần 15.000 ha, vượt gần 3% so kế hoạch cả năm và tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Diện tích dừa tập trung tại các huyện ven biển nhiều khó khăn phía Đông: Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Tỉnh tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

24/07/2015