Nuôi Lợn Hướng Nạc Hướng Đi Mới Dực Yên (Quảng Ninh)

Ông Hoàng Trung Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dực Yên (Đầm Hà - Quảng Ninh), đồng thời cũng là Chủ nhiệm CLB Nông trang của xã, cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi lợn hướng nạc đã được người dân xã Dực Yên tập trung nhân rộng. Với thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, thị trường tiêu thụ ổn định, lợn hướng nạc đang là hướng đi mới hiệu quả cho chăn nuôi ở nơi đây.
Ông Lê Văn Biển, thôn Đồng Tâm - một trong những hộ tập trung đầu tư phát triển nuôi lợn hướng nạc với số lượng lớn cho biết: Năm 2013, được người nhà ở Hưng Yên giới thiệu một loại lợn siêu nạc đã được nuôi ở đó cho hiệu quả cao, vì vậy, tôi đến đó để tìm hiểu và đưa giống lợn này về nuôi. Mới đầu, do chưa biết cách chăm sóc nên 3 con nuôi lần đầu đều không thành công.
Với quyết tâm của mình tôi đầu tư xây dựng chuồng trại, tìm hiểu kỹ giống lợn này và mua 12 con giống có trọng lượng tầm 10kg về nuôi. Đợt nuôi này, tôi đã thành công và cho hiệu quả tốt. Chỉ sau 3 tháng, mỗi con lợn có cân nặng từ 80kg đến 1 tạ, tỷ lệ nạc rất cao.
Lợn siêu nạc có nguồn gốc từ Indonexia, chịu nắng, nóng rất kém, thích hợp nuôi kiểu công nghiệp, chỉ cho ăn thức ăn chế biến sẵn, hạn chế rau, củ, quả thông thường. Từ 12 con lợn lứa đầu tiên, hiện nay nhà ông Lê Văn Biển để lại 5 con lợn nái để tái đàn. Cách làm này của gia đình ông Biển vừa không mất chi phí mua giống, lợn đã quen với thời tiết nên việc chăn nuôi cho hiệu quả tốt hơn, giảm rủi ro.
Còn ông Phạm Văn Ca cũng ở thôn Đồng Tâm, là một trong những hộ đang đầu tư nuôi lợn hướng nạc, thay thế lợn địa phương. Ông Ca cho hay: Nhà tôi chăn nuôi gia súc hàng chục năm nay rồi, riêng đàn lợn hàng năm có khoảng 50 con.
Chăn nuôi giống lợn bản địa hiện nay gặp nhiều khó khăn, đầu ra tiêu thụ ít, thời gian chăn nuôi dài, hiệu quả kinh tế không cao. Cuối năm 2013, CLB Nông trang của xã đã hướng dẫn bà con chuyển sang nuôi giống lợn hướng nạc, do vậy, tôi đăng ký mua 5 con lợn nái để gây giống. Hiện nay, đàn lợn này đã sinh sản được 30 con.
Ông Ca chia sẻ thêm: Nuôi giống lợn hướng nạc này phải làm chuồng cao ráo, thoáng mát, có chỗ tắm. Nuôi lợn này thức ăn tiêu tốn ít hơn, thời gian nuôi ngắn, trọng lượng cân nặng gấp đôi lợn thường, trung bình 1 tháng lợn giống thường tăng được khoảng 13-15kg, còn lợn hướng nạc tăng từ 27-30kg.
Theo ông Ca, điều kiện tự nhiên ở đây rất phù hợp với việc nuôi lợn hướng nạc này, lợn phát triển nhanh hơn, có giá thành cao hơn lợn địa phương từ 3 đến 5 giá.
Đánh giá về mô hình này, ông Đặng Văn Vịnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đầm Hà, cho biết: Hiện nay, mô hình nuôi lợn hướng nạc được Hội Nông dân huyện phối hợp với các ban, ngành chuyên môn của tỉnh, huyện xây dựng trên địa bàn xã Dực Yên.
Trước tiên tập trung đàn lợn nái lựa chọn và tạo giống có chất lượng tốt, ổn định, từng bước nhân rộng đáp ứng với điều kiện thực tế của địa phương. Hội cũng đã hỗ trợ 150 triệu đồng của Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, để phát triển mô hình này.
Cùng với đó, CLB Nông trang của xã cũng rất tích cực hỗ trợ, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, để mô hình lợn hướng nạc này phát triển phù hợp, đem lại hiệu quả cao và từng bước đưa mô hình chăn nuôi này thành thế mạnh của Dực Yên.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết đang tích cực phát động người chăn nuôi, cửa hàng thú y “tẩy chay” chất cấm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.