Nuôi lợn gia công lãi tiền tỷ

Ông Thu vốn là bộ đội xuất ngũ, gia đình chỉ trông vào 2 sào ruộng, khó khăn chồng chất khó khăn.
Năm 1993, xã có chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Thu xin thầu lại diện tích đất xấu, bỏ hoang, rồi thuê, mua thêm dần dần được tới 8ha đất.
Ông làm gạch thủ công để mưu sinh, nhưng cuộc sống cũng chẳng khấm khá lên là mấy.
Năm 2008, sau nhiều đêm trăn trở ông quyết định bỏ nghề làm gạch, đầu tư nuôi lợn gia công cho Công ty Babaco. “Cũng may lứa lợn đầu tiên tôi đã thành công, với 600 con lợn thịt, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng” - ông Thu cho biết.
Ông Nguyễn Văn Thu chăm sóc đàn lợn được nuôi theo hệ thống hiện đại, mỗi năm mang lại cho ông hàng tỷ đồng.
Chăn nuôi có lãi, vợ chồng ông càng có động lực, quyết tâm dùng hết tiền lãi và vay thêm ngân hàng, anh em, bạn bè để làm ăn lớn.
Chỉ trong một thời gian ngắn, khu ruộng bỏ hoang đã biến thành trang trại hiện đại. Từ chỗ chỉ nuôi 600 con lợn thịt/lứa, dần ông nuôi tăng lên 2.000, rồi 4.000 con…
Năm 2010, trang trại 8ha của ông không còn đủ sức chứa nữa, ông lại mua thêm 12ha ruộng bỏ hoang của bà con ở gần đó, nâng tổng diện tích trang trại lên 20ha, trong đó 1/3 là khu chuồng trại, còn lại là hồ cá.
Ông Thu cho biết, hiện ông đang nuôi khoảng 14.000 con lợn thịt gia công cho Dabaco, trung bình mỗi năm xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, trừ chi phí lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ngoài ra ông còn nuôi riêng 110 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 con giống, doanh thu khoảng 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 600 triệu đồng và hàng chục tấn cá các loại mỗi năm, trừ chi phí lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng.
Hiện trang trại của ông Thu đang tạo việc làm cho 40 lao động, với mức lương từ 4 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Trong nhiều năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Thu còn giúp nhiều hộ nghèo mua lợn giống trả chậm. Nhờ đó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Hội nông dân (ND) xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm đang xây dựng mô hình “Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và rác thải trên đồng ruộng”.

Xác định tam nông là thị trường chính để đầu tư nên vốn của Agribank “chảy” ngày càng nhiều vào lĩnh vực này. Nguồn vốn đó đã giúp rất nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu.

Tham gia CLB Khuyến nông nuôi ếch, các hộ thành viên ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế đã chủ động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Năng động, nhạy bén với thị trường, ông Nguyễn Công Nguyên (55 tuổi, ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã thành công với mô hình nuôi con đặc sản.

Trước đây ở Mường Lay (Điện Biên) chẳng ai trồng ngô đông, khoai tây, làm nhà cho gia súc, gia cầm, nay thì ai cũng làm cả. Người nghèo làm vì muốn thoát cảnh khó khăn, người có điều kiện thì cố gắng để giàu hơn nữa...