Nuôi lợn gia công lãi tiền tỷ

Ông Thu vốn là bộ đội xuất ngũ, gia đình chỉ trông vào 2 sào ruộng, khó khăn chồng chất khó khăn.
Năm 1993, xã có chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Thu xin thầu lại diện tích đất xấu, bỏ hoang, rồi thuê, mua thêm dần dần được tới 8ha đất.
Ông làm gạch thủ công để mưu sinh, nhưng cuộc sống cũng chẳng khấm khá lên là mấy.
Năm 2008, sau nhiều đêm trăn trở ông quyết định bỏ nghề làm gạch, đầu tư nuôi lợn gia công cho Công ty Babaco. “Cũng may lứa lợn đầu tiên tôi đã thành công, với 600 con lợn thịt, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng” - ông Thu cho biết.
Ông Nguyễn Văn Thu chăm sóc đàn lợn được nuôi theo hệ thống hiện đại, mỗi năm mang lại cho ông hàng tỷ đồng.
Chăn nuôi có lãi, vợ chồng ông càng có động lực, quyết tâm dùng hết tiền lãi và vay thêm ngân hàng, anh em, bạn bè để làm ăn lớn.
Chỉ trong một thời gian ngắn, khu ruộng bỏ hoang đã biến thành trang trại hiện đại. Từ chỗ chỉ nuôi 600 con lợn thịt/lứa, dần ông nuôi tăng lên 2.000, rồi 4.000 con…
Năm 2010, trang trại 8ha của ông không còn đủ sức chứa nữa, ông lại mua thêm 12ha ruộng bỏ hoang của bà con ở gần đó, nâng tổng diện tích trang trại lên 20ha, trong đó 1/3 là khu chuồng trại, còn lại là hồ cá.
Ông Thu cho biết, hiện ông đang nuôi khoảng 14.000 con lợn thịt gia công cho Dabaco, trung bình mỗi năm xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, trừ chi phí lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ngoài ra ông còn nuôi riêng 110 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 con giống, doanh thu khoảng 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 600 triệu đồng và hàng chục tấn cá các loại mỗi năm, trừ chi phí lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng.
Hiện trang trại của ông Thu đang tạo việc làm cho 40 lao động, với mức lương từ 4 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Trong nhiều năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Thu còn giúp nhiều hộ nghèo mua lợn giống trả chậm. Nhờ đó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, giá heo thịt, heo giống liên tục giảm khiến người chăn nuôi heo ở huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) méo mặt, nhiều hộ dân nuôi phải cầm chừng đợi giá heo tăng trở lại…

Theo Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, từ đầu vụ đến nay, tổng diện tích lúa hè thu và thu đông bị thiệt hại hơn 12.500ha do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi.

UBND tỉnh Phú Yên vừa làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hokugan (Nhật Bản) về việc đầu tư dự án nhà máy chế biến cá ngừ đại dương, hỗ trợ ngư lưới cụ và hướng dẫn kỹ thuật câu cho ngư dân.

Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.

Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.