Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lợn gia công lãi tiền tỷ

Nuôi lợn gia công lãi tiền tỷ
Ngày đăng: 28/09/2015

Ông Thu vốn là bộ đội xuất ngũ, gia đình chỉ trông vào 2 sào ruộng, khó khăn chồng chất khó khăn.

Năm 1993, xã có chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Thu xin thầu lại diện tích đất xấu, bỏ hoang, rồi thuê, mua thêm dần dần được tới 8ha đất.

Ông làm gạch thủ công để mưu sinh, nhưng cuộc sống cũng chẳng khấm khá lên là mấy.

Năm 2008, sau nhiều đêm trăn trở ông quyết định bỏ nghề làm gạch, đầu tư nuôi lợn gia công cho Công ty Babaco. “Cũng may lứa lợn đầu tiên tôi đã thành công, với 600 con lợn thịt, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng” - ông Thu cho biết.

 

Ông Nguyễn Văn Thu chăm sóc đàn lợn được nuôi theo hệ thống hiện đại, mỗi năm mang lại cho ông hàng tỷ đồng.

Chăn nuôi có lãi, vợ chồng ông càng có động lực, quyết tâm dùng hết tiền lãi và vay thêm ngân hàng, anh em, bạn bè để làm ăn lớn.

Chỉ trong một thời gian ngắn, khu ruộng bỏ hoang đã biến thành trang trại hiện đại. Từ chỗ chỉ nuôi 600 con lợn thịt/lứa, dần ông nuôi tăng lên 2.000, rồi 4.000 con…

Năm 2010, trang trại 8ha của ông không còn đủ sức chứa nữa, ông lại mua thêm 12ha ruộng bỏ hoang của bà con ở gần đó, nâng tổng diện tích trang trại lên 20ha, trong đó 1/3 là khu chuồng trại, còn lại là hồ cá.

Ông Thu cho biết, hiện ông đang nuôi khoảng 14.000 con lợn thịt gia công cho Dabaco, trung bình mỗi năm xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, trừ chi phí lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.

Ngoài ra ông còn nuôi riêng 110 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 con giống, doanh thu khoảng 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 600 triệu đồng và hàng chục tấn cá các loại mỗi năm, trừ chi phí lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng.

Hiện trang trại của ông Thu đang tạo việc làm cho 40 lao động, với mức lương từ 4 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Trong nhiều năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Thu còn giúp nhiều hộ nghèo mua lợn giống trả chậm. Nhờ đó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Gia Tăng Giá Trị Cho Các Mặt Hàng Thủy Sản Trong Tương Lai Gia Tăng Giá Trị Cho Các Mặt Hàng Thủy Sản Trong Tương Lai

“Khi đặt ra câu hỏi nông nghiệp có là động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai hay không? Tôi nghĩ, chắc chắn, nó phải là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách nông nghiệp chưa đủ độ vương để nông nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế”.

28/02/2015
Tiêu Độc, Khử Trùng Môi Trường Chăn Nuôi Tiêu Độc, Khử Trùng Môi Trường Chăn Nuôi

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm bà con nông dân chuẩn bị tái đàn chăn thả lứa lợn, gà mới. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo, trước khi chăn nuôi lứa mới, bà con cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chuồng trại, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, giữ cho đàn vật nuôi khỏe mạnh.

28/02/2015
Tiền Giang Đầu Năm Khống Chế Thành Công Ổ Dịch Cúm A/H5N1 Tiền Giang Đầu Năm Khống Chế Thành Công Ổ Dịch Cúm A/H5N1

Đến nay, các đối tượng trên không có biểu hiện hội chứng cúm trên người. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đang được các địa phương ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện. Trong đó chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.

28/02/2015
"Trường Gà" Đông Tảo

Năng động, chịu tìm tòi, học hỏi… Đặng Nhật Trường, 24 tuổi, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đột phá khi đưa giống gà Đông Tảo về nuôi ở vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên nông thôn cơ hội vươn lên.

28/02/2015
Đổi Đời Nhờ Nuôi Dê Đổi Đời Nhờ Nuôi Dê

Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.

28/02/2015