Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lợn bằng thảo dược

Nuôi lợn bằng thảo dược
Ngày đăng: 05/11/2015

Năm 2008, gần nửa số lợn trong trại nuôi công nghiệp bị chết bởi dịch tai xanh, thiệt hại hơn hơn 300 triệu đồng khiến gia đình ông Đỗ Văn Chuyên (43 tuổi, ở thôn Trai Trang, TT.Yên Mỹ, H.Yên Mỹ) lao đao.

Một lần đọc báo về một số loại cây cỏ trong vườn nhà thực ra là các vị thuốc nam, có thể chữa bệnh, ông nảy ra ý tưởng dùng thảo dược làm thức ăn cho lợn.

“Tôi hái lá bồ công anh, kim ngân, thài lài trong vườn nhà rồi nghiên cứu công dụng, liều lượng của từng loại lá trước khi trộn với cám ngô, cám gạo, nghiền thành viên cho lợn ăn.

Theo dõi hàng thấy lợn ăn khỏe, da hồng hào hơn và không bị ốm, chết dù đang có dịch tai xanh”, ông Chuyên nói và cho biết đã triển khai đại trà cách cách làm này trong trang trại của mình từ năm 2012.

Theo ông Chuyên, khẩu phần ăn của lợn trong trai trại có khoảng 20 loại thảo dược dễ tìm, có tác dụng giải độc, tẩy giun sán, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, ông chỉ tiết lộ một số vị như thổ phục linh, nghệ vàng, tỏi ta vì “sợ mất bí quyết”.

Cám thảo dược được dùng cho lợn từ 50kg trở lên, lợn nuôi từ nhỏ đến khoảng 50kg thì ông Chuyên cho ăn loại cám viên được nghiền từ bột ngô, đậu tương và cá vụn luộc như bình thường.

Đáng chú ý là nuôi lợn bằng cám công nghiệp chỉ mất 6 tháng nhưng ông Chuyên vẫn nuôi bằng thảo dược trong 8 tháng vì “muốn làm ăn bền vững, sản xuất thực phẩm sạch”.

Trang trại của ông Chuyên có 20 lợn nái và hơn 200 lợn thương phẩm.

Dẫn chúng tôi vào thăm khu chuồng nuôi được cách ly cẩn thận, ông Chuyên cho biết những con lợn da hồng tía trong chuồng chưa bao giờ ốm phải uống thuốc kể từ lần tiêm phòng khi còn bé, đặc biệt không có lợn chết.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân địa phương tìm mua thịt lợn của ông dù giá cao hơn lợn nuôi thường 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Theo ông Chuyên, nhiều thương lái cũng đến đặt mua với số lượng lớn nhưng gia đình ông không bán mà thực hiện một dây chuyền khép kín từ chăn nuôi cho tới giết mổ để bán thành phẩm bán ra thị trường.

Đến tận nhà ông Chuyên mua thịt và 2 cây giò về ăn dần, ông Nguyễn Hữu Phong (38 tuổi, ở thôn Trung Đạo, xã Trung Hưng, H.Yên Mỹ) cho biết: “Tôi rất sợ ăn thịt lợn nuôi cám tăng trọng, thậm chí là lợn chết, tẩm ướp hóa chất nên đã mua thịt lợn ở đây hơn một năm rồi.

Ăn thịt lợn sạch ở đây quen rồi nên sợ thịt bán ngoài chợ lắm”.

“Lợn nuôi bằng thảo dược săn chắc, ngọt thịt hơn, khi luộc thịt không có váng bọt như thịt lợn nuôi bằng cám tăng trọng.

Mỗi ngày nhà tôi thịt 1 con, nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu của bà con”, ông Chuyên nói và cho biết không tính được chi tiết số tiền lợi nhuận vì thu được bao nhiêu lại đầu tư trở lại bấy nhiêu.

Ông Chuyên cũng đóng thịt lợn trong bao bì hút chân rồi đem tới tận những nhà có đơn đặt hàng.

Người nông dân này cho biết sắp tới sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, xây dựng một khu giết mổ, đóng túi khép kín theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trăn trở lớn nhất của ông là tiết kiệm chi phí để có thể cạnh tranh với thịt lợn thông thường, giúp mọi người sử dụng loại thịt sạch này phổ biến hơn.


Có thể bạn quan tâm

Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

13/05/2015
Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

13/05/2015
Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ! Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ!

Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng Khảo sát tại nhiều vườn mắc ca của người dân ở Đắk Lắk và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy cây ra hoa nhiều, cho rất ít trái, rụng nhiều.

13/05/2015
Thúc đẩy sản xuất giống lúa lai Thúc đẩy sản xuất giống lúa lai

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG), vụ Đông Xuân vừa qua, theo tính toán của nông dân tỉnh Quảng Nam, mỗi ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 mang lại lợi nhuận nhiều hơn 40 triệu đồng/vụ so với lúa thường.

13/05/2015
Giá lúa tăng, nông dân không còn lúa bán Giá lúa tăng, nông dân không còn lúa bán

Những ngày qua, giá lúa khô trên địa bàn huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có chiều hướng tăng cao sau thời gian sụt giảm. Cụ thể, giá lúa OM 4900 được mua với giá 6.000 đồng/kg, các giống còn lại từ 5.500 - 5.800 đồng/kg tùy loại.

13/05/2015