Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Bằng Men Vi Sinh

Nuôi Lợn Bằng Men Vi Sinh
Ngày đăng: 19/07/2014

Vợ chồng anh Lương Văn Luyên (1972) và chị Lang Thị Hà (1970) tại bản Kẹ Lè, xã Châu Hội là những người đầu tiên áp dụng công nghệ nuôi lợn sạch bằng phương pháp ủ men vi sinh nền đệm lót sinh học ở Qùy Châu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi lợn sạch của gia đình anh Luyên, chị Hà đang được triển khai xây dựng. Theo bản đó anh đưa thì tổng diện tích xây dựng là 1.200 m2 với đầu tư là 1.800.000.000 đồng. Sau khi hoàn thành, trang trại sẽ đáp ứng được nhu cầu thịt lợn sạch, cung cấp được nguồn lợn giống tốt, đảm bảo chất lượng cũng như tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động địa phương.

Để đề phòng rủi ro, trước đó một tháng, anh Luyên đã xây và nuôi thử nghiệm 40 con lợn giống, bao gồm lợn cỏ và lợn đã được lai với lợn rừng. Nhận thấy nuôi theo phương pháp này lợn lớn nhanh, ít dịch bệnh, không mùi hôi thối như cách nuôi cũ, anh Luyên mạnh dạn cho xây dựng mô hình nuôi lợn sạch ngay tại vườn nhà mình.

Trong phương pháp chăn nuôi này, thực phẩm được lên men rồi cho lợn ăn, hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp. Thức ăn chính được sử dụng đó là các loại cám gạo, ngô và sắn. Lợn được cho ăn rau củ và sử dụng những thức ăn có sẵn trên địa bàn, phụ phẩm nông nghiệp điều này đã tận dụng được triệt để lợi thế của địa phương sử dụng trấu, mùn cưa, cát và chế phẩm sinh học để làm đệm, giúp phân hủy tốt chất thải tại chỗ.

Dần dần anh tính sẽ sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương để tăng cường hiệu quả tiêu hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm môi trường. Nhờ vậy, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho thức ăn chăn nuôi, lợn lại có thể tăng dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng thịt thương phẩm an toàn, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Anh Luyên cho biết thêm, tốc độ tăng trưởng khi nuôi bằng phương thức sạch có chậm hơn một chút so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp, tuy vậy vẫn đảm bảo tốc độ lên cân. Với quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lợn vận động nhiều, thịt chắc khỏe, tỷ lệ nạc cao, có màu sắc đẹp, mùi vị thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ vậy, đệm lót sau thời gian 2-3 năm còn có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.

Mặc dầu vậy, phương pháp chăn nuôi lợn thịt sạch này vẫn chưa được hưởng ứng nhiều. Nguyên nhân là do bà con chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ chăn nuôi hiện đại. Cùng với đó là việc phải đầu tư nguồn vốn ban đầu khá lớn, khiến người dân còn e dè với mô hình chăn nuôi này. Khi mô hình chăn nuôi của gia đình anh Luyên đạt hiệu quả kinh tế cao, thì trên địa bàn huyện mới có thêm nhiều mô hình chăn nuôi lợn sạch, thân thiện với môi trường...


Có thể bạn quan tâm

Được vốn đầu tư, lại thêm bạn làm ăn Được vốn đầu tư, lại thêm bạn làm ăn

Đó là ý kiến của nhiều hộ nông dân ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) khi nói tới các dự án phát triển sản xuất có sự giúp sức của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).

25/07/2015
Nhiều lô hàng phân bón đắp chiếu Nhiều lô hàng phân bón đắp chiếu

Không chỉ doanh nghiệp (DN) phía Nam, các DN sản xuất phân bón ở phía Bắc cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm bởi sự rối ren, bất cập của Nghị định 202 cũng như Thông tư 29 về quản lý phân bón.

25/07/2015
Philippines sẽ mua thêm 300.000 tấn gạo từ Việt Nam Philippines sẽ mua thêm 300.000 tấn gạo từ Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, Philippines đã mua hơn nửa triệu tấn gạo từ Việt Nam theo các thỏa thuận liên Chính phủ.

25/07/2015
Sử dụng linh hoạt đất lúa lợi nhuận cao gấp 4 lần Sử dụng linh hoạt đất lúa lợi nhuận cao gấp 4 lần

Ông Nguyễn Phùng Hoan – Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết: Nhằm quản lý và sử dụng linh hoạt, hiệu quả 75.000ha đất lúa, Nam Định đã lập Đề án sử dụng linh hoạt đất trồng lúa.

25/07/2015
Tăng thu nhập nhờ kỹ thuật mới Tăng thu nhập nhờ kỹ thuật mới

Cùng với chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp của địa phương, Hội ND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), hỗ trợ nông dân thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

25/07/2015