Nuôi Lợn Bán Hoang Dã Công Nhỏ Lãi Lớn

Ngay tại thị xã Bắc Kạn, những mô hình nuôi lợn lai rừng theo hình thức bán hoang dã đã được thực hiện hiệu quả. Nông hộ bỏ vốn đầu tư không quá lớn; công chăm sóc ít mà thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nuôi lợn bán hoang dã đang hứa hẹn trở thành hướng làm kinh tế hiệu quả cao.
Theo chân anh Vũ Trí Quân - Chủ nhiệm dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn địa phương theo hình thức bán hoang dã tại thị xã Bắc Kạn", chúng tôi có dịp thăm mô hình được thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình chị Đinh Thị Vân ở tổ 10, phường Sông Cầu. Tại đây, hệ thống chuồng trại được xây dựng quy mô và đúng quy cách. Có chuồng bằng bê tông, mái lợp prô-xi-măng để nhốt lợn nái đẻ; có bãi thả để nuôi bán hoang dã lợn thịt.
Vài chục con lợn được nuôi trong khu vực quây lưới thép B40. Hầu hết trong số lợn thịt này đều đã được thương lái đặt mua từ lâu. Sau gần 2 năm nuôi lợn theo hình thức bán hoang dã, từ 10 lợn nái và 2 lợn đực, đàn lợn đã đẻ 149 con, gia đình chị đã bán được 125 con.
Trung bình mỗi con được 2 triệu đồng. Gia đình chị hết sức phấn khởi khi nhận rõ nuôi lợn theo hình thức bán hoang dã hiệu quả kinh tế cao với lãi mỗi năm khoảng 60 triệu đồng.
Gia đình ông Triệu Trí Việt ở tổ 2, phường Phùng Chí Kiên cũng là một trong số các hộ tham gia thực hiện mô hình dự án tại thị xã Bắc Kạn. Bỏ vốn đầu tư lưới thép B40, xây dựng chuồng trại ông đã dần đưa chăn nuôi lợn bán hoang dã thành một hướng làm giàu. Ông Việt chia sẻ, đầu tư ban đầu là khá lớn nhưng bù lại việc chăm sóc lại đơn giản.
Lợn con sinh ra sức chống chịu khỏe lại dễ cho ăn với thức ăn dễ kiếm như từ cây chuối, ngô, đu đủ, khoai, sắn, dong riềng… cho ăn sống, hoặc cho vào máy thái nhỏ rồi trộm với cám ngô, cám gạo, không cần nấu.
Mô hình nuôi lợn bán hoang dã của gia đình chị Đinh Thị Vân ở tổ 10, phường Sông Cầu (thị xã Bắc Kạn).
Dự án triển khai chỉ tại 5 hộ ở thị xã Bắc Kạn nhưng trong một thời gian các hộ đã có được hơn 700 con lợn con đẻ ra; xuất bán ra thị trường gần 600 con lợn thịt với giá bán ổn định. Theo tính toán thực tế, nếu chăn nuôi với quy mô của các hộ nói trên thì mỗi hộ sẽ có thu nhập khoảng 5,3 triệu đồng/tháng.
Anh Vũ Trí Quân cho biết, chăn nuôi lợn theo phương thức này phù hợp với trình độ sản xuất, kỹ thuật sản xuất của đại bộ phận nông hộ trên địa bàn thị xã Bắc Kạn nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Ngoài ra, nó còn giúp bảo tồn nguồn gen lợn địa phương theo phương thức kết hợp bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa, đặc biệt là nhóm lợn đen tuyền.
Theo thống kê của dự án, trong số gần 600 lợn cung ứng ra thị trường có tới hơn 140 con được người dân mua về làm giống gồm 13 đực giống và 130 cái. Tạm tính quy mô một mô hình là 10 lợn cái sinh sản và 01 lợn đực giống thì đã có thêm 13 mô hình mới xuất hiện hứa hẹn nhiều hiệu quả kinh tế.
Trong bối cảnh, nhu cầu thực phẩm của người dân ngày càng theo hướng chọn chất lượng hơn số lượng thì chăn nuôi hướng này là rất phù hợp nhất là khi có nguồn giống đạt chuẩn cùng quy trình kỹ thuật được thử. Hiện vấn đề tiêu thụ vẫn chưa quá khó khăn nhưng nếu như xã nào cũng có vài trang trại nuôi lợn bán hoang dã trở lên thì nguy cơ giá bán sụt giảm dễ diễn ra.
Về lâu dài, nhân rộng các mô hình chăn nuôi lợn bán hoang dã là cần thiết nhưng ngành chức năng, địa phương cần nắm chắc quy trình chăn nuôi đã được ngành khoa học thử nghiệm đồng thời nghiên cứu thị trường tiêu thụ. Có như vậy, chăn nuôi lợn bán hoang dã mới trở thành nghề làm giàu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Bào ngư có đặc điểm khá lạ là có 9 lỗ khi trưởng thành, bình thường cũng có 9 lỗ nhưng là lỗ ngầm, chưa lộ ra. Dân tự do bất chấp mùa sinh sản hay không, bất kể con to hay con nhỏ, có đủ lỗ hay chưa cũng bắt bằng sạch. Đáy biển quanh đảo hàng ngày bị các đội thợ lặn sục sạo, loại sản vật đặc hữu đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng khiến cho chính quyền Bạch Long Vĩ phải ra văn bản giao biển, giao bãi cho dân như trên đất liền giao ruộng

Cục Trồng trọt, Bộ NN- PTNT vừa có Quyết định số 431/QĐ - TT - CLT ngày 8/9/2011 công nhận hai giống lúa quốc gia cho Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh

Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.

Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)