Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung.
Mô hình nuôi hươu sao lấy nhưng của gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Tận dụng hơn 2.000 m2 sườn đồi sau nhà, vợ chồng chị trồng cỏ voi, cỏ ghinê làm thức ăn cho hươu. Hươu sao là loài vật ít bị nhiễm bệnh nếu khu vực chuồng trại thường xuyên được vệ sinh, cách ly với môi trường bên ngoài. Khu vực nuôi hươu của gia đình chị Hoa được xây nền xi măng, đóng quây bằng gỗ. Ngoài ra, sân chơi của hươu còn được làm mát, giữ ẩm và dễ vệ sinh.
Với 4 cặp hươu giống ban đầu, đến nay, đàn hươu của gia đình chị đã phát triển được 13 con, trong đó có 7 con đực thường xuyên cho nhung. Mỗi lần cắt lấy nhung, 1 con hươu sẽ cho từ 3 - 8 lạng. Tuy mới triển khai mô hình nuôi hươu, nhưng bình quân hàng năm, gia đình chị Hoa thu 100 triệu đồng từ bán nhung hươu.
Chị Hoa cho biết, hươu sao tương đối dễ nuôi. Hươu sống sạch sẽ, thường ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, dây lạc, ngô, cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối... Mỗi ngày, 1 con hươu trưởng thành ăn 10 kg thức ăn. Thức ăn phải được rửa sạch sẽ, tránh nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, và không nên cho hươu ăn lá cây bị ướt, vì dễ gây đau bụng.
Chị Hoa cho biết, hươu sao sinh sản 1 lứa/năm. Mùa giao phối từ tháng 5 đến tháng 9. Hơn 7 tháng sau hươu sinh sản, số lượng thường là 1 con, hiếm khi sinh đôi. Hiện hươu sao giống trên thị trường có giá khoảng 20 triệu đồng/cặp. Kinh nghiệm nuôi hươu của chị Hoa là khâu chọn con giống. Hươu đực giống cần chọn con khỏe mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân chắc chắn đều đặn; là những con được sinh ra từ con bố có đặc điểm tốt, đã có khả năng cho nhung từ 1 - 1,5 kg/năm trở lên.
Hươu cái giống cũng phải chọn con khỏe mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, các bộ phận sinh dục nổi rõ. Chọn con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, nuôi con khỏe không bị bệnh truyền nhiễm. Chọn hươu được sinh ra từ lứa thứ 2 đến thứ 7, không nên lấy các lứa sau.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.

Anh Nguyễn Hiền Triết (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) có 6 công quýt đường, mỗi năm thu về trên 250 triệu đồng. Anh Triết cho biết, nhiều nhà vườn chú trọng quá nhiều vào phân hóa học, lâu ngày đất bị thoái hóa, nén dẽ. Qua các buổi tập huấn, anh dần chuyển sang ứng dụng hữu cơ cải tạo môi trường đất, biết vai trò quan trọng của vi sinh trong đất.