Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..
Tận dụng hơn 2.000 m2 sườn đồi sau nhà, vợ chồng chị trồng cỏ voi, cỏ ghinê làm thức ăn cho hươu. Hươu sao là loài vật ít bị nhiễm bệnh nếu khu vực chuồng trại thường xuyên được vệ sinh, cách ly với môi trường bên ngoài. Khu vực nuôi hươu của gia đình chị Hoa được xây nền xi măng, đóng quây bằng gỗ. Ngoài ra, sân chơi của hươu còn được làm mát, giữ ẩm và dễ vệ sinh.
Với 4 cặp hươu giống ban đầu, đến nay, đàn hươu của gia đình chị đã phát triển được 13 con, trong đó có 7 con đực thường xuyên cho nhung. Mỗi lần cắt lấy nhung, 1 con hươu sẽ cho từ 3 - 8 lạng. Tuy mới triển khai mô hình nuôi hươu, nhưng bình quân hàng năm, gia đình chị Hoa thu 100 triệu đồng từ bán nhung hươu.
Chị Hoa cho biết, hươu sao tương đối dễ nuôi. Hươu sống sạch sẽ, thường ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, dây lạc, ngô, cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối... Mỗi ngày, 1 con hươu trưởng thành ăn 10 kg thức ăn. Thức ăn phải được rửa sạch sẽ, tránh nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, và không nên cho hươu ăn lá cây bị ướt, vì dễ gây đau bụng.
Chị Hoa cho biết, hươu sao sinh sản 1 lứa/năm. Mùa giao phối từ tháng 5 đến tháng 9. Hơn 7 tháng sau hươu sinh sản, số lượng thường là 1 con, hiếm khi sinh đôi. Hiện hươu sao giống trên thị trường có giá khoảng 20 triệu đồng/cặp. Kinh nghiệm nuôi hươu của chị Hoa là khâu chọn con giống. Hươu đực giống cần chọn con khỏe mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân chắc chắn đều đặn; là những con được sinh ra từ con bố có đặc điểm tốt, đã có khả năng cho nhung từ 1 - 1,5 kg/năm trở lên.
Hươu cái giống cũng phải chọn con khỏe mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, các bộ phận sinh dục nổi rõ. Chọn con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, nuôi con khỏe không bị bệnh truyền nhiễm. Chọn hươu được sinh ra từ lứa thứ 2 đến thứ 7, không nên lấy các lứa sau.
Có thể bạn quan tâm

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân nói chung và nông dân Lạng Sơn nói riêng đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong đó, anh Hoàng Văn Nam, hội viên nông dân ở thôn Bản Háu, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan đã tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi dê rất hiệu quả, từ đó thực hiện ý tưởng vươn lên làm giàu.

Liên tiếp những ngày qua, nhiều người dân nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, P. Thọ Quang, TP Đà Nẵng thấp thỏm như ngồi trên lửa bởi cá chết hàng loạt, tính ra thiệt hại mỗi ngày khoảng 50 triệu đồng. Lại một lần nữa vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản an toàn được đặt ra với một TP biển như Đà Nẵng.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Thực hiện phát triển luân canh cây hoa màu trên đất lúa không chỉ làm tăng độ phì nhiêu cho đất mà còn góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân.

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh có nguồn thu rất cao từ cây chuối. Đặc biệt là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Nhờ trồng chuối mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.