Nuôi Hươu Sao Lấy Nhung

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..
Tận dụng hơn 2.000 m2 sườn đồi sau nhà, vợ chồng chị trồng cỏ voi, cỏ ghinê làm thức ăn cho hươu. Hươu sao là loài vật ít bị nhiễm bệnh nếu khu vực chuồng trại thường xuyên được vệ sinh, cách ly với môi trường bên ngoài. Khu vực nuôi hươu của gia đình chị Hoa được xây nền xi măng, đóng quây bằng gỗ. Ngoài ra, sân chơi của hươu còn được làm mát, giữ ẩm và dễ vệ sinh.
Với 4 cặp hươu giống ban đầu, đến nay, đàn hươu của gia đình chị đã phát triển được 13 con, trong đó có 7 con đực thường xuyên cho nhung. Mỗi lần cắt lấy nhung, 1 con hươu sẽ cho từ 3 - 8 lạng. Tuy mới triển khai mô hình nuôi hươu, nhưng bình quân hàng năm, gia đình chị Hoa thu 100 triệu đồng từ bán nhung hươu.
Chị Hoa cho biết, hươu sao tương đối dễ nuôi. Hươu sống sạch sẽ, thường ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, dây lạc, ngô, cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối... Mỗi ngày, 1 con hươu trưởng thành ăn 10 kg thức ăn. Thức ăn phải được rửa sạch sẽ, tránh nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, và không nên cho hươu ăn lá cây bị ướt, vì dễ gây đau bụng.
Chị Hoa cho biết, hươu sao sinh sản 1 lứa/năm. Mùa giao phối từ tháng 5 đến tháng 9. Hơn 7 tháng sau hươu sinh sản, số lượng thường là 1 con, hiếm khi sinh đôi. Hiện hươu sao giống trên thị trường có giá khoảng 20 triệu đồng/cặp. Kinh nghiệm nuôi hươu của chị Hoa là khâu chọn con giống. Hươu đực giống cần chọn con khỏe mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân chắc chắn đều đặn; là những con được sinh ra từ con bố có đặc điểm tốt, đã có khả năng cho nhung từ 1 - 1,5 kg/năm trở lên.
Hươu cái giống cũng phải chọn con khỏe mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, các bộ phận sinh dục nổi rõ. Chọn con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, nuôi con khỏe không bị bệnh truyền nhiễm. Chọn hươu được sinh ra từ lứa thứ 2 đến thứ 7, không nên lấy các lứa sau.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, đầy nữ tính, ít ai biết được bà Phan Thị Ngọc Điệp (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã bước vào tuổi 44 với gần 30 năm phiêu bạt, rày đây mai đó theo bầy ong đi tìm mật.

Ngày nay, người nuôi gà cần hiểu biết rành rẽ và giỏi về công tác thú y mới có thể thành công. Kinh nghiệm từ những người nuôi gà nhiều năm và có thành công nổi trội như ông Phan Thế Hào, Bùi Thanh Tuấn… là không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Một mặt nghiên cứu trong tài liệu, từ bạn bè hướng dẫn, nghề dạy nghề, mặt khác, ông Hào không từ bỏ một cuộc hội thảo nào liên quan đến chuyên đề từng chứng bệnh trên gà. Còn anh Tuấn: “Ở đâu có hội thảo, chúng tôi cũng tìm đến. Đó là sự đầu tư, nâng cao tay nghề, còn quan trọng hơn cả vốn liếng”.

Đồng Nai là một trong 9 tỉnh, thành được Chính phủ chọn làm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm trong 2 năm (2011-2013). Song, chương trình này đến nay chỉ có hộ nghèo tham gia do được miễn phí, còn các hộ chăn nuôi khác đều “chê”.

Giá vịt giảm gần 20.000 đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Giá vịt thịt tại Đồng Nai hiện bất ngờ giảm mạnh và chỉ còn dao động ở mức 35 – 38.000 đồng/1kg, tức giảm gần 20.000đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi vịt gặp rất nhiều khó khăn vì thua lỗ nặng. Riêng các hộ đã lỡ đầu tư chuồng trại, thì dở khóc dở cười vì không dám nhập vịt về nuôi, đành chấp nhận bỏ trống chuồng một cách lãng phí.

Cúm gia cầm H5N1 đã tái phát ở một số địa phương lân cận TP HCM nhưng nhiều người vẫn thờ ơ với dịch bệnh. UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông. Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến 4-11, ngành thú y đã phát hiện tại 4 hộ trên địa bàn 2 xã Tân Phú và Tân Thới có vịt bệnh và chết. Tổng số vịt nuôi của 4 hộ là 938 con, trong đó có 315 con chết trong tổng số 557 con nhiễm bệnh kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1.