Nuôi Hươu Nhung Một Mô Hình Mới

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).
Nhiều năm trước, ông Phú nhà nghèo, đông con, không đất canh tác, phải đi làm nông nghiệp, chăn nuôi lợn, gà vịt, công nhân ở Nhà máy xi măng Luksvaxi.
Tháng 2/2013, ông bỏ vốn và vay mượn thêm mua 6 con hươu giống bố mẹ ở tận xã Sơn Lệ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) với giá 130 triệu đồng về nuôi. Sau gần 1,5 năm, chuồng hươu của ông Phú có 8 con, trong đó, có 3 con hươu đực đã cho thu hoạch nhung, 3 con hươu nái và 2 hươu con 3 tháng tuổi, hiện có 1 hươu nái đang có chửa chuẩn bị sinh con.
Theo ông Phú, hươu rất dễ nuôi, có sức đề kháng cao, ít bị bệnh và rất dễ ăn. Thức ăn là tất cả loại cây cỏ, rau, củ, quả. Hằng ngày, vợ chồng ông Phú thường đến chợ và gom những phụ phẩm ở hằng ngày đem về cho ăn, nhưng hươu thích nhất là cỏ và lá cây hoang dại quanh vườn.
Một ngày, chỉ cần cho ăn 2 lần vào buổi sáng, chiều. “Vào mùa khô, ít có cỏ thì có thể cắt thêm thân cây chuối, bột bắp, cám gạo cho ăn. Hươu rất thích uống nước có pha thêm ít muối, nếu hôm nào bận quá, không đi cắt cỏ được thì mua cám pha với nước cho uống vẫn được”. Ông Phú chia sẻ. Chuồng trại cũng không quá phức tạp, nền tráng xi măng, đóng cây, ở trên giăng lưới B40 và giăng lưới để tránh ruồi, vì ruồi vào chuồng hươu sẽ bị xù lông, chuồng trại không cần diện tích lớn.
Theo ông Phú, chuẩn bị cắt nhung có thể cho tăng cường tinh bột, ăn bổ sung thêm bắp, bí đỏ, cám gạo, Vitamin B1 để chất lượng nhung được tốt hơn. Nhung hươu rất được thị trường ưa chuộng, lúc nào cũng ở tình trạng “cung không đủ cầu”.
Nhung hươu theo giá thị trường hiện nay khoảng 16 triệu đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, ông đã cưa được 6 cặp nhung khoảng hơn 1,5 kg.
Đồng thời, lợi nhuận từ việc bán con giống cũng rất đáng kể. Hươu giống nuôi 1 năm tuổi được bán với giá 16 - 19 triệu đồng/con có trọng lượng từ 30 - 35kg. Ông Phú cho biết: “Trong 10 tháng, hươu sẽ cho nhung một lần, hai tháng cuối sẽ là thời gian nhung được mọc ra và phát triển nhanh nhất, có thể cho từ 0,4 - 0,6 kg nhung/con. Nếu cho hươu ăn đầy đủ thì có thể cho thu hoạch nhung đến 18 năm”.
Ông Phú tâm sự: “Lúc đầu, tôi tự bỏ tiền túi đi học hỏi kinh nghiệm ở Hà Tĩnh về cách nuôi, làm chuồng trại, vệ sinh thú y vừa nuôi vừa rút tỉa kinh nghiệm cho bản thân. Nhờ thu nhập từ việc bán con giống, nhung hưu nên cuộc sống gia đình cũng thoải mái, con cái được ăn học đến nơi đến chốn”.
Ông Ngô Quang Thảo, Chủ tịch UBND phường Hương Xuân cho biết: “Trong định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt địa phương khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình.
Vấn đề trước mắt và lâu dài, là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật. Hiệu quả bước đầu của ông Phú, chính quyền địa phương ủng hộ và đồng tình về mô hình chăn nuôi hươu này. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mong muốn của địa phương là các cơ quan chức năng nghiên cứu để nhân rộng mô hình này”.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế là, trong khi chưa có quốc gia nào trên thế giới thực hiện BH thủy sản thì tại ĐBSCL, Nhà nước đã thực hiện thí điểm thành công. Tuy nhiên, việc có tiếp tục được hết thời gian thí điểm hay không, có thể triển khai ra diện rộng hơn hay không... lại là một câu chuyện khác.

Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...

Gần 100 năm về trước, khi lần đầu tiên đưa cây nho về trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận, chắc chắn người Pháp cũng không thể ngờ được rằng loại cây trồng "khó tính" lại ưa thích và sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở vùng đất "đầy nắng lắm gió" này.

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.

Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.