Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Ứng Dụng Đệm Lót Sinh Thái Ở Cà Mau

Nuôi Heo Ứng Dụng Đệm Lót Sinh Thái Ở Cà Mau
Ngày đăng: 12/09/2012

Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển khá mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống, phần lớn người chăn nuôi khu vực nông thôn vẫn duy trì phương thức chăn nuôi thả rông hoặc chuồng trại sơ sài; chất thải trong chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.
 
Cách nay hơn 3 tháng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn hai hộ dân Lâm Thị Giàu và Nguyễn Văn Lăng thuộc xã Lý Văn Lâm làm điểm thực hiện mô hình chăn nuôi heo ứng dụng đệm lót sinh thái.
 
Theo đó, chuồng heo xây dựng với diện tích 40 m2, thả 20 con heo giống. Nền chuồng được lót bằng trấu và mùn cưa trộn với men vi sinh (đệm lót sinh thái). Khi phân và nước thải trong chăn nuôi thải ra được phân hủy ngay, rất ít mùi hôi, giảm ruồi muỗi, môi trường thông thoáng, giúp heo phát triển khỏe mạnh.
 
Đặc biệt, khi chất thải được phân giải còn tạo ra vi sinh vật có lợi, kích thích tiêu hóa cho heo. Kết quả đánh giá thực tế cho thấy, thực hiện phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, trọng lượng heo tăng 5%, giảm được 80% nước do không phải tắm, rửa chuồng so với chăn nuôi thông thường và bảo vệ môi trường.
 
Chị Lâm Thị Giàu, ngụ ấp Ông Muộn, chia sẻ: “Từ khi áp dụng mô hình này, gia đình không phải tốn nhiều thời gian chăm sóc cho đàn heo nhưng heo mau lớn. Dự kiến, thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi”.
 
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm có những diễn biến phức tạp; giá cả con giống và thức ăn chăn nuôi luôn có xu hướng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng rất bức xúc.
 
Đứng trước thực tế đó, mô hình chăn nuôi heo ứng dụng đệm lót sinh thái gợi mở, giúp cho người dân tiếp cận được với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả. Từ hiệu quả của mô hình này, TP sẽ phổ biến để người chăn nuôi áp dụng trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa

Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.

22/08/2014
Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre) Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre)

Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.

03/09/2014
Di Linh Xuất Hiện Rầy Nâu Hại Lúa Hè Thu Di Linh Xuất Hiện Rầy Nâu Hại Lúa Hè Thu

Đến đầu tháng 8/2014, bà con nông dân huyện Di Linh đã hoàn tất việc gieo cấy lúa ruộng vụ hè thu. Theo Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy được trên 2.000ha lúa ruộng.

22/08/2014
Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thu Hoạch Hơn 482 Tấn Thủy Sản Nước Lợ Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thu Hoạch Hơn 482 Tấn Thủy Sản Nước Lợ

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha thủy sản nước lợ. Đến ngày 31/8, toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tích thả nuôi.

03/09/2014
Sò Huyết Nuôi Theo Mô Hình Phát Triển Tốt Sò Huyết Nuôi Theo Mô Hình Phát Triển Tốt

Ngày 21/8, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình tại xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là mô hình thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.

22/08/2014