Nuôi Heo Ứng Dụng Đệm Lót Sinh Thái Ở Cà Mau

Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển khá mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống, phần lớn người chăn nuôi khu vực nông thôn vẫn duy trì phương thức chăn nuôi thả rông hoặc chuồng trại sơ sài; chất thải trong chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.
Cách nay hơn 3 tháng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn hai hộ dân Lâm Thị Giàu và Nguyễn Văn Lăng thuộc xã Lý Văn Lâm làm điểm thực hiện mô hình chăn nuôi heo ứng dụng đệm lót sinh thái.
Theo đó, chuồng heo xây dựng với diện tích 40 m2, thả 20 con heo giống. Nền chuồng được lót bằng trấu và mùn cưa trộn với men vi sinh (đệm lót sinh thái). Khi phân và nước thải trong chăn nuôi thải ra được phân hủy ngay, rất ít mùi hôi, giảm ruồi muỗi, môi trường thông thoáng, giúp heo phát triển khỏe mạnh.
Đặc biệt, khi chất thải được phân giải còn tạo ra vi sinh vật có lợi, kích thích tiêu hóa cho heo. Kết quả đánh giá thực tế cho thấy, thực hiện phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, trọng lượng heo tăng 5%, giảm được 80% nước do không phải tắm, rửa chuồng so với chăn nuôi thông thường và bảo vệ môi trường.
Chị Lâm Thị Giàu, ngụ ấp Ông Muộn, chia sẻ: “Từ khi áp dụng mô hình này, gia đình không phải tốn nhiều thời gian chăm sóc cho đàn heo nhưng heo mau lớn. Dự kiến, thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi”.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm có những diễn biến phức tạp; giá cả con giống và thức ăn chăn nuôi luôn có xu hướng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng rất bức xúc.
Đứng trước thực tế đó, mô hình chăn nuôi heo ứng dụng đệm lót sinh thái gợi mở, giúp cho người dân tiếp cận được với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả. Từ hiệu quả của mô hình này, TP sẽ phổ biến để người chăn nuôi áp dụng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

Mặc dù tình trạng nắng hạn đang diễn ra gay gắt những nhờ sự chủ động trong lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên nhiều loại cây trồng lấy củ, nông sản trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đều được mùa. Tuy nhiên, niềm vui của nông dân chưa trọn vẹn khi phải đối mặt với tình trạng được mùa- mất giá.