Nuôi heo sinh sản có hiệu quả

Thu nhập chính của gia đình chị Năm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Theo chị, sản xuất 3 vụ lúa/năm thời gian khá nhàn rỗi nếu không chăn nuôi thêm gia đình khó thoát được nghèo.
Năm 2002, thông qua tập huấn khuyến nông, học hỏi sách báo tích lũy kinh nghiệm, chị Năm đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại kiên cố nuôi heo sinh sản.
Chị nuôi Năm nuôi 5 heo sinh sản và 25 heo thịt.
Năm 2006, được Hội phụ nữ xã giới thiệu tham quan mô hình thụ tinh nhân tạo cho heo tại xã Long Khánh, từ đó đến nay chị áp dụng phương pháp này để thụ tinh cho đàn heo gia đình.
Nhằm chủ động cung cấp con giống chất lượng cao cho thị trường.
Năm 2007, chị cải tạo đàn heo sinh sản bằng giống Yorshine-Lanrace, đồng thời xây hầm biogas tận dụng khí đốt đun nấu, tiết kiệm chi phí gia đình, dùng phân xanh bón cây ăn trái và hoa màu, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bình quân mỗi năm xuất chuồng 10 lứa với 140 heo giống, trọng lượng trên 3,6 tấn, giá 45.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi gần 50 triệu đồng.
Đối với heo thịt, chị chủ động chế biến thức ăn theo khẩu phần hợp lý, trộn thêm rau xanh, giảm chi phí đáng kể so với sử dụng thức ăn công nghiệp.
Thời gian qua mặc dù giá thức ăn tăng vọt, trong khi giá heo hơi giảm theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, nhưng chị vẫn có lãi.
Kinh nghiệm nuôi heo đạt hiệu quả của chị là chuồng trại thoáng mát, hợp vệ sinh, chọn con giống tốt.
Chủ động tiêm phòng vacxin ngừa các bệnh thường gặp trên heo theo khuyến cáo của ngành thú y.
Khẩu phần ăn hợp lý, nguồn nước sạch, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho heo bằng vitamin C...
Với những kinh nghiệm tích lũy được chị Năm hướng đến qui trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp thị trường, nâng cao mức sống gia đình từ nghề nuôi heo sinh sản.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 12/11/2013, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng VI đã trao chứng nhận VietGAP cho trại nuôi heo Minh An (ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước - Mang Thít - Vĩnh Long), trại gà Nguyễn Khoa (ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ - Trà Ôn); Công ty Intertek Việt Nam đã trao chứng nhận GlobalGAP nuôi thủy sản cho Công ty TNHH Tầm Zu (xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân) (ảnh).

Nhìn vẻ ngoài trẻ trung, đầy nữ tính, ít ai biết được bà Phan Thị Ngọc Điệp (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã bước vào tuổi 44 với gần 30 năm phiêu bạt, rày đây mai đó theo bầy ong đi tìm mật.

Ngày nay, người nuôi gà cần hiểu biết rành rẽ và giỏi về công tác thú y mới có thể thành công. Kinh nghiệm từ những người nuôi gà nhiều năm và có thành công nổi trội như ông Phan Thế Hào, Bùi Thanh Tuấn… là không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Một mặt nghiên cứu trong tài liệu, từ bạn bè hướng dẫn, nghề dạy nghề, mặt khác, ông Hào không từ bỏ một cuộc hội thảo nào liên quan đến chuyên đề từng chứng bệnh trên gà. Còn anh Tuấn: “Ở đâu có hội thảo, chúng tôi cũng tìm đến. Đó là sự đầu tư, nâng cao tay nghề, còn quan trọng hơn cả vốn liếng”.

Đồng Nai là một trong 9 tỉnh, thành được Chính phủ chọn làm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm trong 2 năm (2011-2013). Song, chương trình này đến nay chỉ có hộ nghèo tham gia do được miễn phí, còn các hộ chăn nuôi khác đều “chê”.

Giá vịt giảm gần 20.000 đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Giá vịt thịt tại Đồng Nai hiện bất ngờ giảm mạnh và chỉ còn dao động ở mức 35 – 38.000 đồng/1kg, tức giảm gần 20.000đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi vịt gặp rất nhiều khó khăn vì thua lỗ nặng. Riêng các hộ đã lỡ đầu tư chuồng trại, thì dở khóc dở cười vì không dám nhập vịt về nuôi, đành chấp nhận bỏ trống chuồng một cách lãng phí.